Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tích cực xây dựng thôn thông minh

(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tích cực xây dựng thôn thông minh. Mô hình giúp người dân tiếp cận gần hơn các ứng dụng công nghệ số, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn và thành thị.

Báo Thanh HóaBáo Thanh Hóa19/07/2025

Tích cực xây dựng thôn thông minh

Người dân xã Thọ Long tra cứu thông tin của địa phương qua mã QR.

Đến thăm thôn Giang Hải, xã Hoằng Châu, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê phát triển nhưng vẫn giữ được nét thanh bình, yên ả. Người dân đã nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường từ nhà ra ngõ; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao; hạ tầng viễn thông được đầu tư bài bản, việc “số hóa” đã đi vào đời sống hằng ngày...

Được biết, sau khi được lựa chọn xây dựng thôn thông minh, dựa vào hướng dẫn của xã, thôn đã tích cực tuyên truyền về ý nghĩa và các phần việc phải thực hiệc để người dân cùng tham gia. Thôn đã lựa chọn mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số với các nội dung như: Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại 100% các cơ sở kinh doanh, buôn bán trong thôn; hệ thống camera an ninh; mô hình đường điện năng lượng chiếu sáng có hệ thống tắt mở tự động; triển khai ứng dụng hồ sơ sức khỏe điện tử... Tại nhà văn hóa, thôn đã lắp đặt wifi miễn phí, có máy tính kết nối internet thuận tiện để người dân truy cập, tra cứu, tìm kiếm các thông tin cần thiết... và trang bị hệ thống tivi, máy tính được kết nối với hệ thống hội nghị trực tuyến của xã và kết nối một chiều đến thôn... Từ đó, đã giúp cán bộ trong thôn giảm được thời gian, kinh phí đi lại, đồng thời, kịp thời nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác. Ban quản lý thôn cũng không còn vất vả khi phải đi từng nhà thông báo hoặc thông báo trên loa truyền thanh nữa, công việc của thôn được thông báo trên nhóm zalo để bà con nắm bắt.

Hiện nay, thôn đã có hạ tầng internet cáp quang và thông tin di động 3G/4G đến thôn; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động của thôn có điện thoại thông minh đạt 88,3%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu của thôn đạt 86,75%; số người trong độ tuổi lao động có cài đặt chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt 84,58%...

Tại thôn Tân Ngữ 2, xã Yên Định, trước đây, khi thông báo về các sự kiện, hội họp, cán bộ thường sử dụng loa truyền thanh hoặc giấy mời. Tuy nhiên, giờ đây, ban quản lý thôn cũng không còn vất vả khi phải đi từng nhà thông báo hoặc thông báo trên loa truyền thanh nữa, mà tất cả các công việc của thôn đều được thông báo trên nhóm zalo để người dân nắm bắt. Từ đó, giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc chung của thôn được triển khai kịp thời, thuận lợi. Không dừng lại ở đó, việc triển khai xây dựng thôn thông minh còn góp phần không nhỏ vào đổi thay ở nhiều mặt đời sống của người dân trên địa bàn. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Dinh, người dân trong thôn: “Nhà văn hóa thôn đã được lắp đặt internet tích hợp wifi phục vụ cho các cuộc hội họp, sinh hoạt của người dân; trên 80% người dân trong độ tuổi lao động có điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy vi tính kết nối

internet, mạng 3G/4G... Bên cạnh đó, chúng tôi đã dần thay đổi thói quen và thấy được sự tiện ích của thanh toán điện tử các dịch vụ như học phí, hóa đơn điện, nước, điện thoại... 80,5% người dân giao dịch qua tài khoản ngân hàng, hạn chế dùng tiền mặt...”. Đối với mô hình

camera an ninh, thôn có 30 camera ở các ngõ xóm, điểm khu vực công cộng, tuyến đường trục chính; trên 70% hộ dân lắp đặt camera an ninh tại gia đình, nhờ đó tình hình an ninh trật tự được bảo đảm. Thôn Tân Ngữ 2 cũng đã xây dựng được 3 mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đó là: Mô hình ứng dụng công nghệ số để truy xuất nguồn gốc, quảng bá và bán sản phẩm bánh lá răng bừa Nam Hương - sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao lên sàn thương mại điện tử; mô hình camera an ninh; mô hình chợ Bản không dùng tiền mặt.

Hiện nay, tất cả các thôn thông minh trên địa bàn tỉnh đã có trang thông tin điện tử và sử dụng nền tảng mạng xã hội zalo, lắp đặt hệ thống wifi tốc độ cao miễn phí, camera an ninh giám sát tại các khu vực công cộng, tuyến đường trục chính... Người dân cũng đã chủ động tiếp cận các nền tảng công nghệ số, đẩy mạnh quảng bá, mua bán hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử... Có thể nói, đây là tín hiệu tích cực, thể hiện tinh thần đổi mới của người dân trong thay đổi cách nghĩ, nếp sống để hòa nhịp cùng cuộc sống số trong thời đại 4.0; xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại.

Bài và ảnh: Lê Ngọc

Nguồn: https://baothanhhoa.vn/tich-cuc-xay-dung-thon-thong-minh-255315.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm