Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tiền gửi ngân hàng bất ngờ giảm sau chuỗi tháng tăng trưởng...

Sau 5 tháng liên tục tăng, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đã bất ngờ giảm, khiến tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng sụt giảm trong những tháng đầu năm nay.

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông22/04/2025

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong tháng 1/2025, tổng huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong toàn hệ thống ngân hàng đạt khoảng 14,62 triệu tỷ đồng, giảm 0,75% so với cuối năm 2024.

Dù tiền gửi từ dân cư tiếp tục tăng thêm 123.000 tỷ đồng (tăng 1,74%), song sự sụt giảm mạnh trong tiền gửi của khối tổ chức đã khiến tổng huy động toàn hệ thống giảm sút.

Cụ thể, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong tháng 1 đã giảm tới 233.000 tỷ đồng, tương đương mức giảm 3,04% so với cuối năm trước. Đây là lần đầu tiên sau 5 tháng tăng liên tục, nguồn vốn huy động từ khối tổ chức ghi nhận mức sụt giảm rõ rệt, trong bối cảnh các ngân hàng đang tăng tốc thu hút vốn để phục vụ mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2025.

Trước đó, vào tháng 12/2024, tiền gửi của dân cư chỉ tăng 65.000 tỷ đồng, trong khi tiền gửi từ tổ chức kinh tế tăng gần 400.000 tỷ đồng so với tháng trước đó. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2024, tổng huy động vốn vẫn thấp hơn gần 1 triệu tỷ đồng so với tổng dư nợ tín dụng, vốn đã lên tới 15,7 triệu tỷ đồng.

Theo số liệu từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính đến ngày 25/3/2025, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 1,36%, trong khi tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 2,49%. Như vậy, chênh lệch giữa huy động và cho vay tiếp tục nới rộng, lên tới 1,1 triệu tỷ đồng, gây áp lực lớn lên hệ thống ngân hàng trong việc bảo đảm thanh khoản và đáp ứng yêu cầu tăng trưởng.

Tiền gửi ngân hàng bất ngờ giảm sau chuỗi tháng tăng trưởng liên tục
Sau 5 tháng liên tục tăng, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đã bất ngờ giảm, khiến tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng sụt giảm trong những tháng đầu năm nay.

Phát biểu tại một hội thảo cuối tháng 2/2025, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú thừa nhận rằng ngành ngân hàng đang gánh vác nhiệm vụ nặng nề trong việc hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8-10% năm nay.

Ông cho biết, quy mô GDP cả nước hiện khoảng 12 triệu tỷ đồng, trong khi tổng dư nợ tín dụng đã gần chạm mốc 16 triệu tỷ đồng, tương đương 135% GDP. “Đây là một bài toán vĩ mô mà chúng tôi rất trăn trở nhưng vẫn phải quyết tâm thực hiện theo định hướng, quyết sách của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo,” ông Tú nói.

Theo ông, hiện nay ngành ngân hàng đang cho vay vượt mức huy động – tức cứ huy động được 9 đồng thì cho vay tới 10 đồng, phần thiếu hụt còn lại phải sử dụng vốn tự có và nguồn tái cấp vốn từ NHNN.

Trước thực trạng này, NHNN cam kết sẽ sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Đồng thời, NHNN sẽ ưu tiên phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực thiết yếu, đặc biệt chú trọng thúc đẩy tín dụng tiêu dùng để kích thích tăng trưởng tổng cầu.

Ngoài ra, NHNN cũng chủ trương giữ ổn định mặt bằng lãi suất điều hành, tạo dư địa cho các ngân hàng hạ lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, diễn biến khó lường của chính sách thuế tại Mỹ, biến động mạnh của giá vàng, cùng với tình trạng tăng nóng trên thị trường bất động sản trong nước đang khiến mục tiêu giữ ổn định lãi suất trở nên đầy thách thức.

Nguồn: https://baodaknong.vn/tien-gui-ngan-hang-bat-ngo-giam-sau-chuoi-thang-tang-truong-lien-tuc-250207.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Vì sao Kiên Giang lọt tốp ‘điểm đến thân thân thiện nhất thế giới’
Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm