Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trực Ninh chủ động công tác phòng, chống thiên tai

Huyện Trực Ninh nằm trên lưu vực của 2 sông lớn là sông Hồng và sông Ninh Cơ nên khi xảy ra tổ hợp tình huống thiên tai như mưa to, bão mạnh, lũ lớn, triều cường thì mức độ ảnh hưởng rất lớn. Trong mùa mưa bão năm 2024, mặc dù đã có sự chuẩn bị tích cực nhưng lũ trên các sông dâng cao khiến đê bối của các xã trọng điểm như Phương Định, Trực Chính bị tràn, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để Trực Ninh chuẩn bị tốt hơn cho công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) năm 2025. Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, huyện đã nỗ lực chuẩn bị các điều kiện theo phương châm "4 tại chỗ" và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng PCTT và TKCN cho lực lượng tại chỗ và người dân trên địa bàn.

Báo Nam ĐịnhBáo Nam Định22/04/2025

Tu sửa hệ thống thủy lợi trên địa bàn thị trấn Cát Thành đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và phục vụ sản xuất.
Tu sửa hệ thống thủy lợi trên địa bàn thị trấn Cát Thành đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và phục vụ sản xuất.

Toàn huyện có 43,3km đê sông; 12,109km kè; 6,2km bối, 4 cống lớn và 33 điếm canh đê. Hầu hết các công trình đê, kè PCTT và TKCN thường xuyên được tôn tạo, tu bổ nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm trọng yếu. Trong đó các trọng điểm cấp huyện gồm có: Kè Phượng Tường từ K6+067 đến K6+347; Kè Trực Bình: Đoạn từ K9+500 đến K11 trên đê hữu Ninh, xã Việt Hùng; Cống Văn Lai tại K0+961 đê hữu Ninh, xã Phương Định. Các vị trí xung yếu gồm các cống có khẩu độ lớn như: Cổ Lễ, Cát Chử, Bà Nữ, Nam Tân, Rõng 1, Rõng 2 và Trực Cường; một số cống yếu, đã xây dựng từ lâu, cần tiếp tục theo dõi như các cống: Lương Hàn, Phú An, Đá, Thốp, Dầm, Sẻ và vùng bối các xã Phương Định; Trực Chính; đoạn đê từ K20+765 đến K20+785 (đê hữu Ninh, xã Trực Mỹ); bãi sông hữu Ninh thuộc xã Trực Mỹ - Trực Thuận; bãi sông tả Ninh thuộc xã Trực Hùng. Bên cạnh đó, vẫn có hiện tượng thẩm lậu, rò rỉ, mạch đùn, mạch sủi ở các đoạn: K182+580 đến K182+620, từ K183+450 đến K183+900, thị trấn Cổ Lễ; K185+750 đến K185+780, xã Trực Chính bị thẩm lậu, nước trong; K185+650 đến K185+670 có hiện tượng rò rỉ; đoạn từ K14+225 đến K15+180, từ K20+795 đến K22+300 có một số chỗ bị hư hỏng; đoạn từ K19+100 đến K19+150 hư hỏng nặng; nhiều đoạn đê ở các xã Trực Mỹ và Trực Thuận và tuyến đê tả Ninh Cơ mặt đê nhỏ, bị sạt lở nhiều; một số vị trí sạt gần chân đê, có nhiều tổ mối.

Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả mọi tình huống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ sản xuất và đời sống cho người dân, ngay từ đầu năm 2025, huyện Trực Ninh đã kiện toàn lại, phân công thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện phụ trách địa bàn, lĩnh vực cụ thể; giao án phận bảo vệ đê điều cho các xã, thị trấn. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Hạt quản lý đê Trực Ninh và các Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Ninh, Hải Hậu tổ chức tổng kiểm tra công trình đê điều, thủy lợi trước mùa mưa bão, đánh giá hiện trạng, mức độ an toàn của các công trình, lập phương án theo dõi và xử lý kịp thời; thường xuyên kiểm tra hiện trạng, phát hiện, ngăn chặn vi phạm công trình đê điều, thủy lợi. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã lập và duyệt các phương án hộ đê toàn tuyến; bảo vệ trọng điểm đê kè trọng điểm; bảo vệ các vị trí xung yếu và di dân vùng bối; ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai và với tình huống siêu bão. Tập trung đẩy mạnh các công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các ngành, các địa phương và nhân dân về PCTT. Đồng thời tổ chức nhắc nhở người dân, lực lượng hộ đê nhân dân chủ động chuẩn bị tốt nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng các phương án ứng phó thiên tai với quan điểm "phòng là chính". Đến thời điểm hiện tại, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều thành lập Ban chỉ huy PCTT và TKCN do Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm Trưởng Ban, trực tiếp chỉ huy công tác phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra trên địa bàn. Mỗi xã, thị trấn thành lập Đội xung kích PCTT có tối thiểu 70 người sẵn sàng ứng cứu khi cần; ngoài ra, đối với các xã, thị trấn có đê thành lập Đội tuần tra, canh gác đê (12 người/đội/điếm canh đê), lực lượng quản lý đê nhân dân được tập huấn kỹ thuật tuần tra, canh gác và hộ đê giờ đầu. Vật tư tại chỗ gồm 21 bộ nhà bạt các loại; 710 chiếc áo phao cứu sinh, 1.070 chiếc phao tròn cứu sinh và 18 chiếc phao bè; 4.153m3 đá hộc dự trữ để tại các điểm Cổ Lễ, Trực Chính (thuộc tuyến đê hữu Hồng); Phương Định, Việt Hùng, Cát Thành, Trực Thuận (thuộc tuyến đê hữu Ninh). UBND huyện đã cấp, phát dụng cụ cho Đội tuần tra, canh gác đê gồm: 66 cuốc, 66 mai đào đất, 165 dao mác, 66 đèn báo bão, 66 đèn pin. Ngoài ra, mỗi xã, thị trấn phải chuẩn bị 2.000 bao tải và có kế hoạch huy động, chuẩn bị sẵn 500 cây tre (có vị trí và hộ cung ứng cụ thể); 1.000m3 đất hộ đê khi cần thiết. Ban chỉ huy PCTT và TKCN các xã, thị trấn đều chủ động phương án hậu cần tại chỗ, ký hợp đồng cụ thể với tổ chức, cá nhân để cung ứng lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý nước khi cần huy động. Cùng với các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều chủ động xây dựng phương án PCTT và TKCN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, sẵn sàng ứng trực  khi có lệnh điều động.

Chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung, phương án PCTT và TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”, huyện Trực Ninh quyết tâm hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra khi mùa mưa bão đang đến gần nhằm đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Bài và ảnh: Nguyễn Hương

Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202504/truc-ninh-chu-dong-cong-tac-phong-chong-thien-tai-fd64127/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Về với đại ngàn
Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm