Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam

(LĐ online) - Sáng 11/4, tại Đà Lạt, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Tô Việt Châu và Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh cùng chủ trì Hội thảo Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng11/04/2025

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, nhà nghiên cứu chiến lược, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam; ông Hoàng Tất Dương - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng.  

Chuyên gia trình bày tham luận về hiện trạng, thách thức và giải pháp phát triển rau quả Việt Nam
Chuyên gia trình bày tham luận về hiện trạng, thách thức và giải pháp phát triển rau quả Việt Nam

Tham luận tại Hội thảo về hiện trạng, thách thức và giải pháp phát triển xuất khẩu rau quả Việt Nam, ông Lê Vũ Ngọc Kiên - Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường cho biết, rau quả xuất khẩu của Việt Nam chiếm thị phần trong tổng số xuất khẩu nông - lâm - thủy sản với tỷ lệ biến động 10% (năm 2019); 8,4% (năm 2020); 7,8% (năm 2021); 6,7% (năm 2022); 11,6% (năm 2023) và 12,4% (năm 2024). So với năm 2023, giá trị xuất khẩu năm 2024 tăng 43,5% sầu riêng, 60,7% dừa, 48,3% xoài, 20% chuối, 19,6% chuối; giảm 15,1% thanh long…

Thị trường xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ chiếm 58% các mặt hàng sầu riêng, thanh long, bưởi, chanh leo, dứa, xoài; 42% các sản phẩm khác. Thị trường Trung Quốc chiếm 63% sầu riêng, còn lại 37% dưa hấu, dừa, xoài, thanh long, mít, chuối.

Ngoài ra, nhiều loại rau quả Việt Nam còn xuất khẩu sang thị trường các nước Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…

Ông Lê Vũ Ngọc Kiên đề xuất các nhóm giải pháp trong thời gian tới gồm: Xác định thị trường mục tiêu cho mỗi mặt hàng rau quả; nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng sản phẩm cho thị trường mục tiêu; tiếp cận kênh phân phối tại các thị trường chính; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm trái cây lợi thế; tăng cường chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao công nghệ và năng lực chế biến của ngành rau quả thông qua liên kết, hợp tác PPP...

Các diễn giả nhấn mạnh các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong thời gian tới
Chuyên gia trình bày tham luận về hiện trạng, thách thức và giải pháp phát triển xuất khẩu rau quả Việt Nam

Bà Hoàng Mai Vân Anh - Điều phối viên chương trình, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) trình bày tham luận “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng của ngành rau quả Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu” với các đề xuất tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng; nâng cao tính tuân thủ, khả năng cạnh tranh và tính bền vững của ngành; thúc đẩy môi trường chính sách thuận lợi và văn hóa cho chất lượng sản phẩm…

Các diễn giả nhấn mạnh các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong thời gian tới
Chuyên gia trình bày tham luận về hiện trạng, thách thức và giải pháp phát triển rau quả Việt Nam

Đại diện Viện Nghiên cứu Rau quả, ông Lê Như Thịnh chia sẻ các công nghệ và đổi mới đã và đang sử dụng trong sản xuất rau quả như công nghệ nhân giống và nuôi cấy mô thực vật invitro đã tạo ra số lượng lớn cây giống có chất lượng, đồng nhất về mặt di truyền, cũng như có thể phục tráng những giống cây trồng đang bị thoái hóa, sạch bệnh cho sản xuất; việc sử dụng nuôi cấy mô để nhân giống còn mang lại lợi thế tránh thời điểm khô hạn, bão lũ; cây con phát triển có sức chống chịu cao hơn. Đặc biệt, nuôi cấy mô tế bào có thể dùng để cứu sống phôi mầm của một số loài cây khó phát triển và sinh trưởng, giúp bảo vệ các giống cây quý hiếm đang bị đe dọa…

Về trồng trọt, việc chuyển vào tế bào thực vật một gen lạ của vi khuẩn (chẳng hạn gen cố định nitơ, gen kháng thuốc diệt cỏ, gen kháng côn trùng, gen kháng bệnh...) sẽ khiến cho cây trồng có được những phẩm chất đặc biệt. Ngoài ra, ứng dụng hiệu quả công nghệ sấy, chiên trong chế biến rau như sấy bơm nhiệt, sấy thăng hoa, thiết bị chiên chân không liên tục…

Các diễn giả nhấn mạnh các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong thời gian tới
Các diễn giả nhấn mạnh các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong thời gian tới

Các diễn giả tại Hội thảo chia sẻ các giải pháp chuyển đổi giống sản xuất, xây dựng nhà máy đủ năng lực, phát triển dây chuyền công nghệ hiện đại tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, củng cố hạ tầng kho lạnh, xây dựng thương hiệu nông sản thế mạnh trên thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phát huy tính tiên phong, dẫn dắt xây dựng chuỗi liên kết, áp dụng đồng bộ khâu kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm từ vùng nguyên liệu sản xuất đến quy trình kỹ thuật chế biến và hệ thống phân phối đến thị trường…

Giám đốc Trung tâm Quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại hội thảo
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại Hội thảo

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh cho rằng, sản xuất rau quả Việt Nam theo chuỗi liên kết phải chuyên nghiệp, hướng đến thị trường quốc tế. Trong đó, việc áp dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến rau quả đã và đang thực hành sôi động, hiệu quả, áp dụng từ các viện nghiên cứu, trường, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trở thành yếu tố quan trong hoạt động khuyến khích đổi mới, sáng tạo, phát triển ngành rau quả xuất khẩu bền vững của Việt Nam…

Hiện nay, chủ yếu các doanh nghiệp, thương nhân nhận biết tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu. Bởi vậy, phải tạo điều kiện hơn nữa cho người trực tiếp sản xuất nhận biết đầy đủ, thực hành quy trình thao tác đạt tiêu chuẩn sản phẩm truy xuất nguồn gốc xuất xứ, chất lượng xuất khẩu; kết nối với doanh nghiệp từ đầu vào sản xuất đến bảo quản, chế biến đến hoạt động logistics đưa sản phẩm đến thị trường. Hy vọng vấn đề này tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế kết luận hội thảo
Ông Tô Việt Châu - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế kết luận Hội thảo

Ông Tô Việt Châu - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế ghi nhận tham luận và các diễn giả nhận xét, bình luận bổ ích về kinh nghiệm, giải pháp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Đặc biệt, tập trung trao đổi những giải pháp cấp mã số vùng trồng, đem lại lợi ích xuất khẩu bền vững nông sản.

Ông Châu định hướng khuyến khích chuyển đổi số trong sản xuất, xuất khẩu rau quả bền vững trong thời gian tới. Trong đó, tập trung thúc đẩy vận hành đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác công tư để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam ngày càng bền vững…

 

 

Nguồn: https://baolamdong.vn/kinh-te/202504/tuan-thu-tieu-chuan-chat-luong-de-thuc-day-xuat-khau-rau-qua-viet-nam-b32301e/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Người dân TPHCM háo hức xem trực thăng kéo cờ Tổ quốc
Hè này Đà Nẵng đang chờ đón bạn với những bãi biển đầy nắng
Dàn trực thăng huấn luyện bay kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc trên bầu trời TPHCM
Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm