- Hội tụ lợi thế đưa du lịch “cất cánh”
- Các tỉnh ĐBSCL sau hợp nhất: Cần tái cấu trúc sản phẩm du lịch
- Cà Mau có 6 điểm đến được tái công nhận “Điểm du lịch tiêu biểu khu vực”
Khu Di tích lịch sử Quốc gia hòn Đá Bạc, nơi ghi dấu chiến công vang dội của ngành an ninh Việt Nam, thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.
Là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, điểm đến nổi tiếng nhất là Khu Di tích lịch sử Quốc gia hòn Đá Bạc, nơi ghi dấu chiến công vang dội của ngành an ninh Việt Nam.
Không những thế, trên bản đồ du lịch tỉnh Cà Mau, xã Đá Bạc gần như ôm trọn hành trình điểm đến của miệt rừng U Minh Hạ, gồm: Vườn Quốc gia U Minh Hạ (1 trong 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới, đang được tỉnh mời gọi đầu tư khu du lịch sinh thái trọng điểm); các điểm du lịch sinh thái cộng đồng nổi tiếng (Cà Mau ECO, Mười Ngọt, Láng Sen Garden và nhiều điểm du lịch nông nghiệp tiềm năng...).
Vườn Quốc gia U Minh Hạ, 1 trong 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Sản phẩm du lịch sông nước tại Cà Mau ECO.
Điểm du lịch sinh thái Láng sen Garden.
Gác kèo ong mật là sản phẩm độc đáo của Điểm Du lịch sinh thái cộng đồng Mười Ngọt, mang đặc trưng xứ rừng U Minh Hạ.
Với lợi thế có rừng, biển, lúa và hoa màu... xã Đá Bạc có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp.
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, môi trường trong lành, mát mẻ, để thu hút khách du lịch trong, ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, xã Đá Bạc cần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, khu vui chơi, giải trí... Hy vọng, thời gian tới, ngành du lịch Cà Mau sẽ có nhiều cách làm phong phú, sáng tạo và đa dạng hơn, góp phần cùng xã Đá Bạc đưa ngành du lịch địa phương phát triển.
Huỳnh Lâm thực hiện
Nguồn: https://baocamau.vn/ve-da-bac-ngam-bien-kham-pha-rung-tim-ve-lich-su-a121059.html
Bình luận (0)