Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vingroup kiến nghị làm điện công suất khủng: Có vượt khung quy hoạch 8?

Nhiều dự án điện tái tạo và điện NLG được Tập đoàn Vingroup kiến nghị 'vượt' nhiều lần so với dự kiến công suất được Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ tại dự thảo điều chỉnh quy hoạch điện 8.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ01/04/2025

Vingroup - Ảnh 1.

Nhiều dự án điện tái tạo được đề xuất chủ yếu là điện gió và mặt trời - Ảnh: NGỌC HIỂN

Loạt dự án điện tái tạo và điện LNG được Tập đoàn Vingoup đề xuất gây chú ý bởi quy mô công suất khá lớn so với dự thảo điều chỉnh bổ sung quy hoạch điện 8 đang được Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. 

Kiến nghị làm loạt dự án quy mô 47.500MW

Vingroup kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện 8 điều chỉnh và kế hoạch thực hiện quy hoạch điện 8 điều chỉnh cho các dự án năng lượng tái tạo với tổng quy mô công suất là 47.500MW cho hai giai đoạn. Riêng giai đoạn 2025-2030 có tổng mức đầu tư 20-25 tỉ USD. 

Tiêu chí xác định các dự án này được Vingroup đưa ra là dựa trên tiêu chí của Bộ Công Thương, cùng một số tiêu chí đã được nghiên cứu riêng. 

Cụ thể: Các tỉnh có tiềm năng về quỹ đất, khả năng đấu nối và gần trung tâm phụ tải lớn để xây dựng dự án có công suất lớn, trở thành trung tâm năng lượng quốc gia (trên 5.000MW). 

Dự án triển khai tại nơi có tiềm năng về gió và bức xạ tốt; lựa chọn loại hình công nghệ và vị trí để tối ưu thời gian phát triển dự án, hiệu suất sản xuất điện và hiệu quả tài chính.

Về nhà máy nhiệt điện LNG, Tập đoàn Vingroup đề nghị bổ sung dự án nhà máy nhiệt điện LNG tại Hải Phòng, quy mô công suất 5.000MW; thời gian thực hiện là 2025-2030; tổng mức đầu tư là 5,5 tỉ USD.

Với danh mục dự án năng lượng tái tạo được Vingroup đề xuất cho hai giai đoạn đến năm 2035 sẽ gồm: Nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện Sơn La là 8.000MW; nhà máy điện mặt trời và điện gió tại Đắk Lắk có tổng công suất là 9.000MW.

Nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ Sông Than và điện gió ở Ninh Thuận với 5.000MW; tại Bình Phước là nhà máy điện mặt trời ở Lộc Ninh với 8.000MW; tại Đồng Nai là điện mặt trời nổi tại hồ Trị An, công suất 5.000MW; tại Trà Vinh hoặc Sóc Trăng là điện gió gần bờ với công suất 7.500MW.

Có dự án đề xuất còn chưa có trong quy hoạch

Tuy vậy, tại tờ trình được Bộ Công Thương gửi tới Thủ tướng và Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch điện 8, danh mục các dự án được đưa ra có công suất thấp hơn nhiều so với đề xuất của tập đoàn.

Ví dụ tại Bình Phước, tổng công suất dự án điện mặt trời tập trung tại tỉnh này đến năm 2035 là 4.250,6MW. Bao gồm điện mặt trời Lộc Ninh có công suất dự kiến 800MW, trong khi Vingroup đề xuất làm dự án công suất lên tới 8.000MW.

Tại Đồng Nai cũng có nhiều dự án điện mặt trời, song công suất cao nhất cả tỉnh cho giai đoạn 2025 - 2030 là 1.029MW và 2031-2035 là 3.894MW, tương đương công suất dự án Vingroup đề xuất tại hồ Trị An. 

Tại Ninh Thuận, dự án điện mặt trời tại hồ Sông Than cũng chỉ có công suất là 64MW; dự án điện mặt trời nổi tại thủy điện Sơn La là 800MW; tại Đắk Lắk, dự án điện mặt trời Ea Súp cao nhất là 1.400MW.

Đối với nhiệt điện LNG, dự án cụ thể được Vingoup đề xuất là LNG Hải Phòng với công suất 5.000MW. Tuy nhiên, trong danh mục các dự án LNG được quy hoạch điện 8 đã công bố, lại không có dự án LNG đặt tại Hải Phòng. Dự thảo sửa đổi quy hoạch điện 8 cũng không đề xuất thêm dự án điện NLG tại các địa phương.

Cụ thể, với 15 dự án điện khí LNG có tổng công suất 25.524MW, các dự án sẽ chỉ bao gồm Quảng Ninh, Thái Bình, Nghi Sơn, Quảng Trạch, Hải Lăng, Cà Ná, Sơn Mỹ, Long Sơn, Nhơn Trạch, Hiệp Phước, Long An, Bạc Liêu… 

Với việc phát triển nguồn LNG, Bộ Công Thương cũng nêu quan điểm là hạn chế phát triển các nguồn điện sử dụng LNG nếu có phương án thay thế để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. 

Bộ Công Thương: Đảm bảo quy hoạch, tối ưu hệ thống

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về đề xuất trên của Vingroup, một lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay công suất toàn hệ thống trong quy hoạch điện 8 và dự thảo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch điện 8 đã được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cung cấp đủ điện và tối ưu hệ thống.

Do đó, trong trường hợp nếu đề xuất triển khai các dự án để phục vụ tự sản tự tiêu, không đấu nối vào hệ thống, hoặc không bán điện vào hệ thống điện quốc gia, sẽ không bị giới hạn bởi quy hoạch điện.

Tuy nhiên, nếu dự án được đấu nối và bán điện vào hệ thống, cần phải thực hiện theo quy hoạch. Vì vậy cần lưu ý trong bối cảnh toàn bộ hệ thống nguồn điện đã được tính toán tối ưu nhằm đảm bảo cho hệ thống.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề
Trở lại chủ đề
NGỌC AN

Nguồn: https://tuoitre.vn/vingroup-kien-nghi-lam-dien-cong-suat-khung-co-vuot-khung-quy-hoach-8-20250401122713686.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm