Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần tích cực vào phát triển văn hóa nhân loại và cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Việt Nam hóa văn hóa quốc tế góp phần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tạo môi trường hòa bình và tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội theo hướng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước.
Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế song hành, bổ trợ tích cực cho nhau, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, góp phần quan trọng vào sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tăng cường sức mạnh mềm, vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo dựng môi trường hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Mục tiêu Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế đến năm 2035 và tầm nhìn đến 2045 là hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành sức mạnh nội sinh phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao vị thế trên trường quốc tế, góp phần tích cực đưa Việt Nam đóng vai trò, vị trí quan trọng trong nền văn minh của nhân loại.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Để thực hiện mục tiêu quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và đưa văn hóa quốc tế vào Việt Nam một cách hiệu quả, việc hoàn thiện cơ chế chính sách đóng vai trò hết sức quan trọng; cùng với đó, cần có một đội ngũ những chuyên gia có tri thức chuyên sâu, am tường về các lĩnh vực văn hóa Việt Nam, thế giới; tăng cường đầu tư và huy động nguồn lực, bảo đảm chi cho sự nghiệp văn hóa ở mức tối thiểu là 2% tổng chi ngân sách hàng năm theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước; tăng cường tuyên truyền để giới thiệu và quảng bá các nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam; chủ động mở rộng, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc
Tại Hội thảo, đại diện các ban, bộ, ngành và địa phương đã tập trung thảo luận về những định hướng phát triển văn hóa nghệ thuật trong kỷ nguyên mới, vai trò của công nghiệp văn hóa, ngoại giao văn hóa, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và sự tham gia của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập văn hóa quốc tế; đồng thời đề xuất những sáng kiến, giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế.
Hội thảo toàn quốc về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế” có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm chính trị và sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mang giá trị truyền thống sâu sắc, vừa bắt nhịp hài hòa với văn hóa thế giới.
Đây cũng là diễn đàn để các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất những ý tưởng, giải pháp sáng tạo nhằm đánh giá thực trạng và nhận diện cơ hội, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa của Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất, định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể để đẩy mạnh việc quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa trong kỷ nguyên mới của đất nước Việt Nam.
Thu Trang - Đức Toàn
Nguồn: https://baoyenbai.com.vn/16/350630/Yen-Bai-tham-du-Hoi-thao-toan-quoc-ve-De-an-Quoc-te-hoa-van-hoa-Viet-Nam-va-Viet-Nam-hoa-van-hoa-quoc-te.aspx
Bình luận (0)