Qua suốt cả ngàn năm Bắc thuộc, dù lễ giáo phong kiến và tư tưởng trọng nam khinh nữ đè nặng đối với người phụ nữ nhưng những người phụ nữ Việt Nam vẫn tự mình vươn lên bảo tồn các giá trị văn hoá tỉnh hoa của dân tộc. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những anh hùng liệt sĩ nữ lại không tiếc máu xương của con em mình và của chính bản thân mình để viết tiếp những trang sử chói ngời của dân tộc, tạo nên truyền thống Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang của phụ nữ Việt Nam.
Để thiết thực góp phần giáo dục truyền thống và bảo tồn tinh hoa văn hoá quí báu của phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ sau nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn khẳng định và tôn vinh những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Nhiều thiết chế văn hóa – thông tin của Nhà nước đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục truyền thống phụ nữ Việt Nam. Tuy vậy, trước thực tiễn phát triển của phong trào phụ nữ, thì việc thành lập Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam – một thiết chế văn hoá đặc thù, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày và giáo dục khoa học về vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam đối với dân tộc, thông qua những tài liệu hiện vật vốn gắn bó và trực tiếp phản ánh các lĩnh vực hoạt động của phụ nữ Việt Nam, đã trở thành một đòi hỏi có tính cấp thiết. Từ nhận thức đó, Đảng và Nhà nước đã cho phép Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Ngày 10/1/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định thành lập Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị nội dung và cơ sở vật chất hết sức khẩn trương, tích cực, ngày 20/10/1995 Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã khánh thành và mở cửa phục vụ công chúng. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ra đời là một thực tế khách quan thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự đánh giá đúng đắn của nhân dân đối với công lao to lớn của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt là trong sự nghiệp cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Sự ra đời của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã đóng góp vào hệ thống các bảo tàng Việt Nam một mô hình mới – Bảo tàng giới, đồng thời khẳng định kết quả của một quá trình phấn đấu kiên trì, liên tục cho mục tiêu bình đẳng giới về mặt văn hoá của phụ nữ Việt Nam.
Mặc dù ra đời muộn hơn nhiều bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, nhưng với phương châm tích cực đổi mới, năng động, sáng tạo, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các bảo tàng đi trước, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã sớm khẳng định vai trò, vị thế của mình là một thiết chế văn hoá – giáo dục của Nhà nước, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Cùng với các thiết chế văn hoá khác của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam như: Báo Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ, các cơ quan tuyên truyền này đã góp phần chắp cánh cho Hội bay cao, bay xa hơn nhằm thực hiện mục tiêu vì hoà bình, bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được xây dựng trên cơ sở của ý tưởng kết hợp giữa tính dân tộc và hiện đại và thực tế đã bắt nhịp với xu thế của một bảo tàng hiện đại. Bảo tàng đã thể hiện một cách đầy đủ, sống động những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, tái hiện lịch sử hình thành và những chặng đường phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hoạt động quốc tế của Hội Liên, đặc biệt là đã chắt lọc để thể hiện nổi bật những nét văn hóa độc đáo của phụ nữ các dân tộc Việt Nam một cách khoa học và sinh động. Bằng hoạt động của mình, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho quảng đại quần chúng và hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó, Bảo tàng cũng góp phần quảng bá, giới thiệu những hình ảnh và văn hóa của phụ nữ Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nhiều tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã được biết đến những hoạt động của Hội thông qua kênh tuyên truyền đặc biệt này.
Trải qua 10 năm hoạt động, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã trở nên gần gũi với công chúng, đặc biệt là với hội viên phụ nữ cả nước. Nhìn tổng thể Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tuy khiêm tốn về qui mô, nhưng lại rất duyên dáng và thân thương. Đến đây, mỗi chị em đều như được thấy hình ảnh của chính mình hay những người thân của mình, đều có cảm giác được trở về “mái nhà chung”. Nhiều chị em sau khi tham quan Bảo tàng đã nói cảm xúc của mình: “Tôi cầm thấy rất may mắn vì mình là phụ nữ Việt Nam”. Cũng từ khi có Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp hội viên phụ nữ ở khắp mọi miền đất nước mỗi dịp về thăm thủ đô Hà Nội đều đã chọn Bảo tàng là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình tham quan của mình.
Không dừng lại ở phạm vi ngôi nhà 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, trong thời gian qua, bên cạnh các hoạt động được tổ chức tại Bảo tàng, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm lưu động ở các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa để phục vụ nhân dân và chị em phụ nữ – những người không có điều kiện được về Hà Nội tham quan bảo tàng. Chỉ tính trong 2 năm 2003, 2004 và 6 tháng đầu năm 2005, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức hơn 20 cuộc triển lãm lưu động tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Hà Tây và các trường đại học, phổ thông tại Hà Nội. Đây là một hoạt động rất thiết thực để thực hiện chủ trương hướng hoạt động về cơ sở của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đề ra.
Đối với bạn bè quốc tế – là các đoàn ngoại giao, các vị khách cấp cao, phu nhân nguyên thủ các quốc gia và đối tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… Khi đến thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đều thán phục và tự hào vì phụ nữ Việt Nam có Bảo tàng riêng của giới mình. Trong cuốn Sổ vàng của Bảo tàng, các bạn đã ghi lại những cảm tưởng, những ấn tượng tốt đẹp thể hiện tình cảm, sự ngưỡng mộ đối với phụ nữ Việt Nam. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã thực sự trở thành cầu nối thông tin giúp bạn bè thế giới không chỉ hiểu biết ngày càng đầy đủ, đúng đắn về phụ nữ Việt Nam mà còn được tiếp cận, để từ đó có những ấn tượng tốt đẹp, một dân tộc Việt Nam anh hùng, nhân hậu thủy chung.
Trong xu thế đổi mới hiện nay, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã và đang không ngừng đã dạng hoá các phương thức hoạt động để hoà nhập cùng với sự đổi mới chung của đất nước Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Bảo tàng đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Hội để tổ chức các hoạt động thiết thực phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của Hội, tiêu biểu như các cuộc triển lãm phục vụ Đại hội Phụ nữ toàn quốc, phục vụ Hội thi cán bộ giỏi các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, phục vụ Hội nghị biểu dương phụ nữ dân tộc – tôn giáo tiêu biểu các tỉnh Nam Bộ, triển lãm kỷ niệm 40 năm phong trào phụ nữ Ba đảm đang, triển lãm “kỷ vật của nữ chiến sĩ cách mạng trong nhà tù Mỹ Ngụy” và giao lưu “Cựu nữ tù chính trị với học sinh, sinh viên” nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miềnNam thống nhất đất nước… Năm 2005, thực hiện Nghị quyết số 35 – NQ/TW của Bộ Chính Trị ngày 9/2/2004 về việc tổ chức các ngày lễ lớn trong hai năm 2004 – 2005. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ hành hương về nguồn nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống của Hội cho cán bộ, Hội viên phụ nữ. Được sự phân công của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tích cực tham mưu, chuẩn bị tốt các hoạt động Về nguồn: Xây dựng bia kỷ niệm di tích; tổ chức các hoạt động có ý nghĩa thiết thực tạo điều kiện để phụ nữ cả nước được về thăm lại di tích nơi cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp tại Việt Bắc (Thái Nguyên và Tuyên Quang) và nơi cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ tạo Tây Ninh. Các hoạt động này đã góp phần khơi dậy niềm tự hào và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ phụ nữ Việt Nam, thiết thực góp phần thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mười năm hoạt động đánh dấu một chặng đường đầy gian nan và cũng rất đáng tự hào của một bảo tàng còn non trẻ. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trong hệ thống các cơ quan tuyên truyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đồng thời thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống trong triển khai công tác vận động phụ nữ trong thời triển khai công tác vận động phụ nữ trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết 04 của kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết 04 của Chính trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đang Chính trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đang cố gắng đầu tư nâng cấp Bảo tàng Phụ nữ cố gắng đầu tư nâng cấp Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cả về nội dung và cơ sở vật chất cho xứng Nam cả về nội dung và cơ sở vật chất cho xứng đáng tầm vóc của một Bảo tàng quốc Nhiệm vụ đặt ra trước mắt rất nặng nề, Bảo tàng cần phát huy tính chủ động, tìm tòi hướng đi cho phù hợp để thu hút ngày càng đông đảo khách tham quan và phục vụ công chúng ngày càng tốt hơn. Mỗi cán bộ và ban lãnh đạo Bảo tàng cũng cần đầu tư công sức để nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức nhiều trưng bày chuyên đề mới, trí tuệ nhằm thể hiện nổi bật vai trò đặc biệt của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình với tư cách là “nội tướng”, là người đóng vai trò chủ thể trong việc sáng tạo, bảo tồn và trao truyền các giá trị văn hoá gia đình, góp phần vào việc tạo dựng bản sắc văn hoá chung của dân tộc. Đây là một việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đồng thời sẽ đóng góp quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, đặc biệt là nữ thanh niên. Đồng thời nghiên cứu để chỉnh lý, nâng cấp hệ thống trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Trích: Tạp chí Di sản Văn hóa số 3(12) năm 2005 của bà Hà Thị Khiết nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1997 – 2007)
Nguồn: https://baotangphunu.org.vn/bao-tang-phu-nu-viet-nam-mot-cong-trinh-van-hoa-song-dong-cua-hoi-lien-hiep-phu-nu-viet-nam/
Bình luận (0)