Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 756/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch14/04/2025

Theo đó, về quy mô quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Tổng diện tích lập quy hoạch là 104,96 ha, thuộc địa bàn xã Hiền Thành và xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh), xã Trung Hải (huyện Gio Linh), tỉnh Quảng Trị và khu vực cảnh quan, không gian mặt nước và cây xanh có liên quan; trong đó:

Khu vực bảo vệ của di tích có diện tích là: 21,99 ha; bao gồm các điểm di tích thành phần của Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.

Khu vực cảnh quan thiên nhiên, làng xã dọc hai bên bờ sông Hiền Lương (có ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới quần thể các điểm di tích thành phần), không gian mặt nước sông Sa Lung, sông Bến Hải chảy qua di tích và khu vực mở rộng nhằm hoàn chỉnh tổng thể không gian cảnh quan lịch sử về khu vực "giới tuyến quân sự tạm thời và vùng phi quân sự", phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, có diện tích là 82,97 ha.

Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải - Ảnh 1.

Cầu Hiền Lương - Bến Hải.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử về cuộc đấu tranh cách mạng vĩ đại và hào hùng của dân tộc thông qua các di tích, điểm di tích hiện còn của Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải; góp phần hình thành địa điểm tham quan về nguồn, nghiên cứu, tìm hiểu, giáo dục truyền thống cách mạng, cũng như tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình của Nhân dân ta cho các thế hệ mai sau.

Xây dựng khu vực di tích trở thành công viên lịch sử - văn hóa đặc sắc, điểm du lịch về nguồn hấp dẫn, góp phần tôn tạo cảnh quan sinh thái hai bờ sông Bến Hải, đưa di tích trở thành một trong những trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị; gắn kết đồng bộ với hệ thống di tích cách mạng của tỉnh Quảng Trị, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và cả nước...

Quy hoạch tổ chức không gian của các khu vực chức năng của di tích thành các điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan; trong đó:

Cụm di tích bờ Bắc, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh: Tập trung các công trình kiến trúc lớn đáp ứng vai trò là Trung tâm đón tiếp với các công trình được xây dựng mới (Quảng trường Thống nhất, nhà trưng bày, khu quản lý và điều hành...) thực hiện chức năng đón tiếp, tổ chức sự kiện, dịch vụ hậu cần và hình thành một số không gian cây xanh.

Cụm di tích bờ Nam, xã Trung Hải, huyện Gio Linh: Xây dựng các công trình kiến trúc thấp tầng đáp ứng vai trò là Trung tâm dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương và vùng cảnh quan sinh thái.

Khu vực phía Tây di tích: xây dựng Công viên văn hóa với một số công trình công cộng mới mang tính biểu tượng cho khát vọng Hòa Bình (Biểu tượng, khu cắm trại, Thể dục thể thao, bãi đỗ xe, sân tổ chức sự kiện...).

Khu vực không gian chung: Thực hiện bảo vệ, giữ gìn cảnh quan và môi trường bao quanh di tích; xây dựng một số công trình bảo vệ bờ sông, bến thuyền du lịch và các công trình hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cảnh quan.

Về định hướng thị trường khách du lịch: Thị trường khách du lịch đến với di tích gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; trong đó khách nội địa là thị trường trọng điểm.

Về phát triển sản phẩm du lịch: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc gắn với tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa của Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, trong đó lấy điểm di tích cột cờ Hiền Lương, nhà Liên hợp, đồn Công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh là trung tâm; hoạt động du lịch về nguồn, thăm chiến trường xưa, tham quan cảnh quan sinh thái nông nghiệp vùng ven sông Hiền Lương và khu vực phụ cận; du lịch đêm Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - Thành cổ Quảng Trị - Bến thả hoa sông Thạch Hãn...; du lịch sinh thái biển - đảo; du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp nông thôn...

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên các hoạt động văn hóa truyền thống gắn với di tích, như: Lễ hội Thống nhất non sông; lễ hội Vì Hòa bình; lễ hội Hoa đăng; đua thuyền trên sông; hội Bài Chòi; trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể, tìm hiểu phong tục tập quán, trò chơi dân gian và phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với các đặc sản của địa phương.

Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/bao-ton-phat-huy-gia-tri-lich-su-di-tich-lich-su-quoc-gia-dac-biet-doi-bo-hien-luong-ben-hai-20250414195115192.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm Việt Nam
Chủ tịch Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài
Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử
Ngắm san hô biển bạc Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm