
Trưởng làng Gokova Eyup Tozn cho biết các cư dân đã học cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp và gần như không có người khỏe mạnh trong làng.
Vấn đề này lan tràn đến mức ngôn ngữ ký hiệu đã trở thành ngôn ngữ chuẩn. Gokova, một ngôi làng tự hào với làn nước màu ngọc lam và những ngọn núi hùng vĩ, lại quá xa xôi đến nỗi hiếm khi có người mới đến.
Bà Sati Tozun, một người dân trong làng, chia sẻ có 4 người con khuyết tật, 3 đứa cháu cũng bị điếc và câm. Chị dâu bà cũng có con khuyết tật và mô tả ngôi làng "toàn là người khuyết tật".
Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được xác định. Một số người cho rằng tỷ lệ điếc cao có thể do hôn nhân cận huyết trong khu vực, nơi ít người lạ xuất hiện. Nhưng số khác nghi ngờ ô nhiễm nguồn nước qua nhiều thế hệ gây hại cho sức khỏe. Các kim loại như sắt, asen và ô nhiễm hóa chất từ chất thải công nghiệp từ lâu được cho có liên quan đến chứng điếc.
Trưởng làng Tozn nghiêng về giả thuyết nguồn nước ô nhiễm hơn hôn nhân cận huyết. Ông Rahmi Cizin, một người dân khác, cũng lưu ý dân làng không được tiếp cận với nước sạch và tỷ lệ khuyết tật rất cao, tất cả đều cần được chăm sóc.
Trường hợp của Gokova có điểm tương đồng với Dhadkaie, một ngôi làng hẻo lánh ở Kashmir (Ấn Độ) nơi được cho là có tỷ lệ người bị điếc bẩm sinh cao nhất thế giới với khoảng 2.800 cư dân.
TB (tổng hợp)Nguồn: https://baohaiduong.vn/bi-an-ngoi-lang-co-hon-nua-dan-so-bi-cam-diec-bam-sinh-409300.html
Bình luận (0)