Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cận cảnh “cuốn sách lông” thời Trung cổ được đóng bằng da hải cẩu

Các chuyên gia khảo cổ học ngạc nhiên khi phát hiện da hải cẩu được dùng làm vật liệu đóng bìa cho những cuốn sách thời trung cổ.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống24/04/2025

Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau
Trong công trình nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia khảo cổ đã phân tích các tập sách tại tu viện Xitô Clairvaux của Pháp và các tu viện con thuộc thống. Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.
Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau-Hinh-2
Cuối cùng, họ đã xác định được 43 cuốn sách có bìa được đóng bằng da hải cẩu. Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.
Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau-Hinh-3
Trước đây, có thông tin cho rằng, những cuốn sách thời trung cổ “có lông” này được làm từ da hươu, da lợn rừng có sẵn tại các địa phương. Tuy nhiên, sự thật thì không phải vậy. Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.
Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau-Hinh-4
Bằng cách sử dụng các kỹ thuật khoa học thăm dò tiên tiến như Kỹ thuật khảo cổ học động vật tĩnh điện bằng phép đo phổ khối (eZooMS) và phương pháp phân tích thăm dò DNA cổ đại, các chuyên gia đã phát hiện các cuốn "sách lông" này có bìa được đóng bằng da hải cẩu. Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.
Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau-Hinh-5
Bìa của những cuốn sách thế kỷ 12 và 13 tại tu viện Xitô Clairvaux của Pháp được làm bằng da của những con hải cẩu thuộc chủng loại hải cẩu cảng, hải cẩu đàn hạc và hải cẩu râu. Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.
Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau-Hinh-6
Da của những loài hải cẩu này được nhập khẩu từ vùng biển lạnh giá phía bắc Đại Tây Dương. Chúng có thể đến từ Scandinavia, Scotland và có khả năng là từ Iceland hoặc Greenland. Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.
Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau-Hinh-7
Việc sử dụng da hải cẩu làm bìa bản thảo rất phổ biến ở các nước Scandinavia và Ireland. Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.
Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau-Hinh-8
Tuy nhiên, việc sử dụng da hải cẩu ở Pháp lại gây ngạc nhiên cho các nhà nghiên cứu. Vì vị trí của tu viện Xitô Clairvaux của Pháp và các tu viện con thuộc thống nằm rất sâu trong đất liền..Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.
Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau-Hinh-9
Và cũng không có bằng chứng nào cho thấy sự xuất hiện của quần thể hải cẩu trên bờ biển Pháp vào thời trung cổ. Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.
Tan muc “cuon sach long” thoi Trung co duoc dong bang da hai cau-Hinh-10
Cho nên, điều này cũng phần nào ám chỉ đến việc các tu sĩ Xitô đã tham gia sâu vào mạng lưới thương mại thời trung cổ từ rất sớm, liên kết các tu sĩ Xitô với các mạch kinh tế rộng hơn bao gồm cả buôn bán lông thú với người Bắc Âu. Ảnh: @E. Lévêque và cộng sự.

Mời Quý Độc Giả cùng xem video: Bí ẩn Sibyline: Cuốn sách tiên tri thời cổ đại. Nguồn video: @OV Văn Thể.

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/can-canh-cuon-sach-long-thoi-trung-co-duoc-dong-bang-da-hai-cau-post269001.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Về với đại ngàn
Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm