Nhiều người bất ngờ khi nhìn thấy cảnh tượng hiếm gặp ở Atacama - sa mạc khô cằn nhất thế giới tại Chile có tuyết phủ trắng xóa.
Báo Khoa học và Đời sống•08/07/2025
Trong bài đăng trên mạng xã hội X, tài khoản chính thức của Đài quan sát ALMA đăng tải video kèm chú thích về cảnh tượng hiếm gặp ở sa mạc Atacama: "Thật không thể tin nổi! Sa mạc Atacama, nơi khô hạn nhất thế giới, đang rơi tuyết". Ảnh: ESO / Imagen ALMA.
Atacama được biết tới là là sa mạc khô cằn nhất trên Trái đất. Đây là nơi duy nhất trên thế giới có độ ẩm thấp hơn tất cả sa mạc ở vùng cực. Rộng khoảng 106.190 km2, Atacama chủ yếu là cát, hồ muối, địa hình gồ ghề. Ảnh: M. Aguirre, S. Donaire, ALMA (ESO/NOAJ/NRAO)).
Nguyên nhân gây thiếu mưa là do dãy núi ven biển Chile và dãy Andes chắn hơi ẩm từ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vào sa mạc. Ảnh: ALMA (ESO/NAOJ/NRAO)/W. Garnier (ALMA)).
Atacama là nơi có bầu trời tối nhất thế giới, là địa điểm lý tưởng để đặt các kính thiên văn tiên tiến nhất hành tinh trong nhiều thập kỷ. Ảnh: European Union, Copernicus Sentinel-2 imagery.
Kính thiên văn ALMA do Đài quan sát Nam Âu (ESO), Đài quan sát Thiên văn Vô tuyến Quốc gia Mỹ (NRAO) và Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ) phát triển, được công nhận là kính thiên văn mạnh nhất thế giới. Ảnh: ALMA / Matías Aguirre.
Trụ sở chính của Đài quan sát ALMA nằm ở độ cao 2.900m so với mực nước biển, trên sa mạc Atacama, Chile, cách vị trí đặt các anten và kính thiên văn khổng lồ trên cao nguyên Chajnantor, khu vực nằm ở độ cao 5.000m so với mực nước biển, khoảng 28 km. Ảnh: ESO.
Theo ALMA, tuyết rơi thường xuyên ở cao nguyên Chajnantor nhưng trụ sở chính đã 10 năm không thấy tuyết. Ảnh: ecochile.travel.
Nhà khí hậu học Raul Cordero tại Đại học Santiago cho hay chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy lần tuyết rơi này có liên quan tới biến đổi khí hậu. Dù vậy, ông Raul thông tin thêm rằng, các mô hình khí hậu cho thấy "những sự kiện như mưa tại sa mạc Atacama có khả năng sẽ xảy ra thường xuyên hơn". Ảnh: ecochile.travel.
Mời độc giả xem video: Đằng sau thành công của các nhà khoa học. Nguồn: VTV24.
Bình luận (0)