Cùng với đó, ngành du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng. Sự gia tăng mạnh mẽ của lượng khách du lịch kéo theo nhu cầu đối với các sản phẩm tiện lợi, dễ sử dụng và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và kênh bán lẻ hiện đại, đặc biệt ở nhóm người tiêu dùng trẻ, cũng góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của thị trường hàng hóa thực phẩm. Sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến và ưu tiên kênh hiện đại đang thay đổi hoàn toàn cách thức người Việt tiếp cận hàng tiêu dùng. Đây không chỉ là cơ hội tăng trưởng mà còn là “phép thử” năng lực chuyển đổi số và thích ứng nhanh của DN, cơ sở sản xuất.
Điều đáng mừng, các DN vừa và nhỏ tại Bình Dương trong ngành thực phẩm đã nhạy bén chuyển đổi mô hình sản phẩm và chiến lược phát triển để phù hợp với sự thay đổi hình thức mua sắm của người tiêu dùng. Theo đó, DN chú trọng phát triển các sản phẩm nâng cao trải nghiệm tiêu dùng thay vì chỉ cạnh tranh bằng giá. DN cũng chủ động tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại để kịp thời nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu và cách thức giao dịch của người tiêu dùng. Để nâng cao năng lực nội tại, các DN tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cao cấp hóa, đổi mới sản phẩm và gia tăng độ phủ thị trường nhằm phù hợp hơn với xu hướng tiêu dùng mới.
KHẢI ANH
Nguồn: https://baobinhduong.vn/chu-dong-nam-bat-co-hoi-thi-truong-a344680.html
Bình luận (0)