Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cử tri kiến nghị xem xét, sửa đổi Nghị định số 88/2020/NĐ-CP; điều chỉnh, bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội; nâng mức hỗ trợ người học, thù lao cho giáo viên dạy nghề lao động nông thôn

Việt NamViệt Nam11/04/2025


CTTĐT - Cử tri kiến nghị xem xét, sửa đổi Nghị định số 88/2020/NĐ-CP; điều chỉnh, bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội; nâng mức hỗ trợ người học, thù lao cho giáo viên dạy nghề lao động nông thôn; cho phép kéo dài thời gian thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp...

Cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu nâng mức hỗ trợ người học, thù lao cho giáo viên dạy nghề lao động nông thôn để hỗ trợ nâng cao mức sống, giảm bớt khó khăn cho những đối tượng này

Nội dung kiến nghị:

“Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 08/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất của người dân tại các địa phương miền núi khó khăn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp còn chậm gần như đến cuối chu kỳ mới được triển khai (2024 - 2025). Vì vậy, thời gian thực hiện theo chu kỳ của cây trồng, vật nuôi không đảm bảo với giai đoạn của Chương trình, nhiều dự án phải tạm dừng không thực hiện được. Cử tri kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành trung ương cho phép kéo dài thời gian thực hiện để các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, kiến nghị các bộ, ngành sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện để các địa phương triển khai kịp thời, đồng bộ khi quyết định được ban hành.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cũ) trả lời như sau:

Tính đến ngày 11/7/2022, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoan 11 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) quy định thời gian hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG theo chu kỳ sản xuất hoặc theo thời hạn đầu tư Chương trình MTQG.

Đồng thời, tại điểm đ khoản 3 Điều 21 và điểm đ khoản 3 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định nội dung quyết định dự án, kế hoạch liên kết phương án hỗ trợ phát triển sản xuất phải bao gồm thời gian triển khai dự án kế hoạch liên kết, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực Quốc hội đã bố trí cho Chương trình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận kiến nghị của cử tri để đề xuất với cấp có thấm quyền xem xét, quyết định. Trong thời gian chưa có quy định mới, đề nghị địa phương thực hiện theo quy định hiện hành.

Nội dung kiến nghị:

Tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc quy định người lao động được hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định đủ từ 12 tháng tính đến tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, quy định như vậy gây khó khăn cho doanh nghiệp do việc hỗ trợ chưa kịp thời (Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 không quy định chi tiết). Cử tri kiến nghị xem xét, sửa đổi Nghị định số 88/2020/NĐ-CP theo hướng hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động từ Quỹ Bao hiểm tai nạn lao động đối với người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không nhất thiết đã đóng đủ 12 tháng.         

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cũ) trả lời như sau:

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xem xét trong quá trình đánh giá thi hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc để có phương án sửa đổi bổ sung phù hợp.    

Nội dung kiến nghị:

Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung đối tượng thụ hưởng là người mắc bệnh hiểm nghèo thuộc hộ cận nghèo vào khoản 3 và khoản 8 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nhằm giảm bớt gánh nặng đối với người mắc bệnh hiểm nghèo thuộc hộ cận nghèo, cụ thể như sau:

- Tại khoản 3 Điều 5, đối với nhóm đối tượng thụ hưởng là trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo, cử tri đề nghị bổ sung, mở rộng đối tượng là trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

- Tại khoản 8 Điều 5, người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo, không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, cử tri đề nghị bổ sung, mở rộng đối tượng là người mắc bệnh hiểm nghèo thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cũ) trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 01/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Do vậy, HĐND tỉnh Yên Bái có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ sung các nhóm đối tuợng khó khăn được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hằng tháng trên địa bàn.

Nội dung kiến nghị:

Cử tri kiến nghị Chính phủ nghiên cứu nâng mức hỗ trợ người học, thù lao cho giáo viên dạy nghề lao động nông thôn để hỗ trợ nâng cao mức sống, giảm bớt khó khăn cho những đối tượng này. 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cũ) trả lời như sau:

Về kiến nghị nâng mức hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: Thực hiện chương trình công tác, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo, hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho lao động nông thôn tham gia học nghề để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về kiến nghị nâng mức thù lao giáo viên dạy nghề lao động nông thôn: Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó đã quy định thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Theo đó, ngoài các trường hợp giáo viên cơ hữu đang làm việc trong các cơ sở đào tạo của Nhà nước, mức thù lao của người dạy nghề cho lao động nông thôn do thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì xây dựng đơn giá đặt hàng đề xuất theo quy định tại Thông tư số 40/2019/TT-BTC.

 



Nguồn: https://yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID=36282&l=Tintrongtinh

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm Việt Nam
Chủ tịch Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài
Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử
Ngắm san hô biển bạc Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm