Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025

Tại Chỉ thị số 08, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị, Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng 12% theo tinh thần Nghị quyết số 25.

Báo Lào CaiBáo Lào Cai05/04/2025

Thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế.
Thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế.

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.

Đây cũng là lần đầu tiên, Bộ Công Thương giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Hiệp hội ngành hàng nhằm quyết tâm đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng 12% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ.

Chỉ thị nêu rõ, mặc dù nền kinh tế đã đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, nhưng so với mục tiêu Chính phủ giao tăng trưởng GDP năm 2025 trên 8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 12%, mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ hàng hóa, dịch vụ các tháng đầu năm chưa đạt mức kỳ vọng và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức do tác động của thị trường nước ngoài, các chính sách bảo hộ của các nước lớn trên thế giới.

Để phấn đấu đạt được mục tiêu Chính phủ giao về tăng trưởng thị trường bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trong nước, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 trên 8% theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương yêu cầu Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương các địa phương, các doanh nghiệp triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, kết hợp với việc triển khai các Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)... nhằm gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.

Cùng với đó, các đơn vị trên đẩy mạnh triển khai các đề án, chương trình mục tiêu về phát triển thương mại và thị trường trong nước đã được phê duyệt. Tổ chức hội nghị về giải pháp phát triển thị trường trong nước nhằm đánh giá tình hình, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa tại các địa phương và doanh nghiệp.

Bộ Công Thương cũng lưu ý Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, các thương nhân phân phối xăng dầu thực hiện nghiêm túc các quy định về kinh doanh xăng dầu (nhất là việc dự trữ lưu thông, thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu, kế hoạch sản xuất đã đăng ký...); có kế hoạch bảo đảm đủ nguồn hàng, tổ chức tốt việc cung ứng xăng dầu liên tục, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng phục vụ phát triển kinh tế.

Đối với Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của địa phương và vùng miền; kết hợp có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, văn hóa, du lịch.

Các chương trình kích cầu tiêu dùng tạo lực đẩy quan trọng cho thị trường bán lẻ.
Các chương trình kích cầu tiêu dùng tạo lực đẩy quan trọng cho thị trường bán lẻ.

Lãnh đạo Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu và Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, tiếp tục đa dạng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các thị trường nước ngoài; mở rộng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất để củng cố và phát triển thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống và các thị trường có FTA/CEPA với Việt Nam, tạo bước đột phá mở rộng thị phần tại các thị trường mới, có tiềm năng; hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các chính sách bảo hộ của các nước lớn.

Cũng tại Chỉ thị này, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động kết nối các doanh nghiệp phân phối và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa; phối hợp với các địa phương khác triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng sản xuất tại địa phương, các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền…

Ngoài ra, Bộ trưởng yêu cầu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện dự trữ lưu thông theo quy định, kế hoạch sản xuất đã đăng ký và thực hiện nghiêm túc tổng nguồn xăng dầu tối thiểu đã được phân giao, có kế hoạch đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, trong đó có tính đến nhu cầu tăng thêm khi cả nước đẩy mạnh triển khai các hoạt động phát triển kinh tế.

“Các Hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước; triển khai các chương trình khuyến mại với nội dung đa dạng, hấp dẫn và thực hiện giảm giá nhằm kích thích tiêu dùng trong nước”, chỉ thị nêu rõ.

Theo vietnamplus.vn

Nguồn: https://baolaocai.vn/day-manh-phat-trien-thi-truong-trong-nuoc-kich-cau-tieu-dung-nam-2025-post399741.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Địa đạo: Phim chiến tranh Việt Nam tầm cỡ quốc tế
Những làng quê đáng sống
Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm