"Hẹn ước Bắc - Nam" hoành tráng với thực cảnh xe tăng, ô tô chở bộ đội
Tối 22-4, tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ VH-TT-DL, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, TP Hà Nội, tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “ Hẹn ước Bắc - Nam”.
Báo Sài Gòn Giải phóng•23/04/2025
Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; cùng các cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử - những người đã trực tiếp tham gia chiến đấu và góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Biểu diễn nghệ thuật theo hướng thực cảnh cuốn hút người xem. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).
Một số tiết mục trong đêm diễn
“Hẹn ước Bắc - Nam” là nơi những ký ức không thể phai mờ, nơi những lời hẹn ước mãi còn vang vọng. Đó là hẹn ước thống nhất của cả dân tộc. Chương trình là một hành trình trở về lịch sử, cùng những lời hẹn ước đã được viết nên bằng máu, nước mắt và lòng kiên trung của hàng triệu người con đất Việt.
Đêm diễn quy tụ 800 nghệ sĩ với gần 30 tiết mục dàn dựng hoành tráng. Sân khấu chia hai khối tượng trưng cho hai miền Nam - Bắc, ở giữa là hình ảnh cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải.
Các tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Chương trình đã tái hiện lời hẹn ấy qua ngôn ngữ chính luận nghệ thuật, kết hợp giữa tư liệu lịch sử, phóng sự chuyên đề, hoạt cảnh, âm nhạc và công nghệ trình diễn hiện đại như công nghệ trình chiếu 3D mapping. Một trong những điểm nhấn xúc động của chương trình là hành trình về nguồn của 120 cựu chiến binh mang tên “Hẹn ước Bắc - Nam”.
Chương trình để tri ân công lao của bao thế hệ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ để thống nhất non sông, đã có bao người con lên đường ra trận. Nhà văn, Cựu chiến binh Vũ Công Chiến là chứng nhân của hàng vạn thanh niên Hà Nội “xếp bút nghiên lên đường ra trận”. Chỗ ngồi của họ được để trống, như vị trí danh dự trong giảng đường. Người đi trước hẹn người sau, gặp nhau tại chiến trường và hẹn nhau gặp lại trong ngày giải phóng...
Đạo diễn đã lồng ghép hình ảnh chiếc xe Zil tái hiện hình ảnh chở bộ đội ra trận
Với cảnh tượng độc đáo này, hàng ngàn khán giả thích thú và lấy điện thoại ghi lại khoảnh khắc
Trong chương trình, ban tổ chức đã đưa 2 chiếc xe tăng nặng hàng chục tấn lên sân khấu, tái hiện hình ảnh những chiến sĩ tăng thiết giáp xung trận
Mỗi tiết mục vang lên, hàng ngàn khán giả cùng hưởng ứng, trong tay cầm cờ Tổ quốc thể hiện niềm tự hào dân tộc
Có ai ra đi mà không nhớ quê hương. Có ai khoác ba lô mà không lưu giữ trong tim ngôi nhà nơi mẹ già vẫn đứng tựa cửa mong con. Nhưng hơn cả, những người con trai, con gái tuổi đôi mươi hiểu rằng: Phía trước là Tổ quốc, là lời hẹn ước thiêng liêng với đồng bào mình. Những phân đoạn tái hiện hình ảnh người bộ đội Cụ Hồ khoác ba lô lên đường đánh giặc rất sống động
Xuyên suốt chiều dài chương trình, những bức thư thời chiến được công bố khiến nhiều khán giả cảm động
Phân đoạn người vợ và con gái ở hậu phương luôn là điểm tựa vững chắc cho cha ra tiền tuyến
Tiết mục "Đưa cơm cho mẹ đi cày" đã xây dựng hình ảnh một làng quê trong thời chiến
Tái hiện hình ảnh trẻ em làng quê Việt Nam trong thời chiến, các em ra đường, đi học phải đội mũ rơm...
... khó khăn trong thời chiến, trong cuộc sống, các em bé Việt Nam luôn khao khát hòa bình
Cầu Hiền Lương - Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông
Ca sĩ Hòa Minzy với ca khúc Rừng xanh vang tiếng ta lư
Các ca khúc cách mạng được làm mới với nhịp điệu sôi động hơn
Màn trình diễn pháo hoa tầm cao chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bình luận (0)