Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Kiên định với mục tiêu tăng trưởng - Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn

Việt NamViệt Nam07/04/2025


Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý I/2025 diễn ra ngày 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) thông tin, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 6,93% so cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Sản xuất linh kiện xe máy tại Công ty TNHH Công nghệ Cosmos (Khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Phúc). (Ảnh KHÁNH AN)
Sản xuất linh kiện xe máy tại Công ty TNHH Công nghệ Cosmos (Khu công nghiệp Khai Quang, Vĩnh Phúc). (Ảnh KHÁNH AN)

Kết quả tăng GDP quý I vượt mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP (từ 6,2-6,6%), nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP (7,7%). Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025 hơn 8% là một thách thức rất lớn.

Chủ động kiểm soát lạm phát

Tại cuộc họp báo, Cục trưởng Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, sản xuất công nghiệp trong quý I tiếp tục khởi sắc, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực quan trọng cho tăng trưởng, đóng góp tới 2,33 điểm phần trăm vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 7,8% so cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định ở mức 3,74% nhờ thời tiết thuận lợi; chăn nuôi phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng do đẩy mạnh nuôi siêu thâm canh, tăng cường ứng dụng công nghệ cao...

Nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán và số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao cũng góp phần cho tăng trưởng của ngành thương mại và dịch vụ đạt mức khá cao.

Trong cơ cấu nền kinh tế quý I/2025, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,56%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,31%; khu vực dịch vụ chiếm 43,44%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,69%.

Một điểm sáng khác của kinh tế quý I là đầu tư công được tích cực giải ngân ngay từ đầu năm với mức tăng ấn tượng 19,8%, góp phần tạo động lực tăng trưởng. Thu hút vốn đầu tư FDI cũng có nhiều tín hiệu tích cực, vốn thực hiện của khu vực này tăng 9,3% so cùng kỳ năm 2024.

Trong quý I, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh với kim ngạch hàng hóa tăng 10%, dịch vụ tăng 18%; Việt Nam tiếp tục xuất siêu hàng hóa hơn 3 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng 3,22% so cùng kỳ năm trước, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Giải thích sâu hơn về CPI, Trưởng ban Thống kê Dịch vụ và Giá (Cục Thống kê) Nguyễn Thu Oanh chia sẻ: Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả của Việt Nam đã vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát tốt lạm phát. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, chính trị thế giới đang diễn biến rất phức tạp, khó lường.

Để kiểm soát lạm phát thành công trong năm nay, Cục Thống kê kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thế giới để kịp thời cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng giá cả lạm phát của Việt Nam, bảo đảm nguồn cung cũng như bình ổn giá trong nước.

Điều này rất quan trọng bởi chính sách thuế quan mới của Mỹ có khả năng phá vỡ trật tự thương mại tự do toàn cầu, tạo ra cuộc đua thuế quan giữa các nền kinh tế, làm giá cả hàng hóa tăng cao.

Để kiểm soát lạm phát thành công trong năm nay, Cục Thống kê kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thế giới để kịp thời cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng giá cả lạm phát của Việt Nam, bảo đảm nguồn cung cũng như bình ổn giá trong nước.

Điều này rất quan trọng bởi chính sách thuế quan mới của Mỹ có khả năng phá vỡ trật tự thương mại tự do toàn cầu, tạo ra cuộc đua thuế quan giữa các nền kinh tế, làm giá cả hàng hóa tăng cao.

Để bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông phân phối hàng hóa dịch vụ, nhất là các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát giá cả các mặt hàng thiết yếu như lượng thực, thực phẩm, xăng dầu, gas,… để có giải pháp điều hành phù hợp, chủ động chuẩn bị nguồn hàng cho các dịp lễ, Tết nhằm hạn chế việc tăng giá; có biện pháp bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi tăng giá bất hợp lý.

Mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý cần phù hợp, tránh tình trạng cộng hưởng lạm phát, chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng cho nền kinh tế. Nhà nước cần điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định đời sống của nhân dân.

Thúc đẩy đầu tư công

Kinh tế thế giới từ đây đến cuối năm dự báo vẫn phải đối mặt nhiều rủi ro, thách thức. Đặc biệt, chính sách áp thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên các hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới sẽ tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, tạo ra nhiều thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Trong bối cảnh GDP quý I tăng trưởng thấp hơn 0,7% so kịch bản tăng trưởng từ 8% trở lên, áp lực dồn lên các quý sau là rất lớn. Theo tính toán của Cục Thống kê, mức tăng trưởng của quý II cần đạt là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%, tính chung tăng trưởng chín tháng cuối năm phải tăng hơn 8,3%.

Theo Trưởng ban Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Cục Thống kê) Phí Hương Nga, đầu tư công đã được Chính phủ xác định là một trong các động lực quan trọng trong năm 2025 để thúc đẩy tổng cầu, dẫn dắt thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, kích hoạt và thu hút các nguồn lực xã hội hướng đến hỗ trợ tăng trưởng trong tình hình kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn thách thức.

Đầu tư công quý I ước đạt khoảng 116,8 nghìn tỷ đồng, bằng 13,5% kế hoạch năm và tăng 19,8% so cùng kỳ năm 2024, cao nhất từ năm 2022 trở lại đây. Đây là kết quả rất tích cực cho thấy, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự tập trung triển khai thực hiện của các bộ, ngành, địa phương, dòng vốn đầu tư công đã dần được khơi thông ngay từ các tháng đầu năm.

Đầu tư công quý I ước đạt khoảng 116,8 nghìn tỷ đồng, bằng 13,5% kế hoạch năm và tăng 19,8% so cùng kỳ năm 2024, cao nhất từ năm 2022 trở lại đây. Đây là kết quả rất tích cực cho thấy, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự tập trung triển khai thực hiện của các bộ, ngành, địa phương, dòng vốn đầu tư công đã dần được khơi thông ngay từ các tháng đầu năm.

Thời gian tới, bà Nga kiến nghị các đơn vị tiếp tục tập trung phân bổ xong kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án/công trình; chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư triển khai thực hiện ngay các dự án đã được giao kế hoạch vốn, đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, công trình chuyển tiếp; hạn chế đến mức thấp nhất việc phải điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện.

Đối với các dự án chậm thực hiện cần có phương án kịp thời điều chỉnh để chuyển vốn sang những dự án có tiến độ triển khai tốt, giải ngân nhanh, khả năng hoàn thành trong năm 2025 nhưng chưa được bố trí đủ vốn; đồng thời, cần nghiên cứu triển khai sử dụng công cụ số hóa, hệ thống dữ liệu theo thời gian thực, xây dựng công cụ giám sát thông minh để theo dõi, cảnh báo sớm các điểm nghẽn, khó khăn, báo cáo cấp có thẩm quyền tìm giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Cục trưởng Thống kê Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 hơn 8% là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị. Cần đẩy mạnh tiêu dùng, tập trung phát triển thị trường trong nước song song với việc triển khai hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu. Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện đàm phán với chính quyền Mỹ để giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam; đồng thời, tận dụng 17 hiệp định thương mại tự do đã ký để mở rộng thị trường cho xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.

Ở trong nước, chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhất là các dự án giao thông hạ tầng lớn có tính lan tỏa như các đường vành đai, đường cao tốc, tuyến metro; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc vào các ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn.

Mặt khác, Việt Nam cần tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới, phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ; thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới, ưu tiên tập trung vào một số ngành như bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, logistics.

Để làm được, Việt Nam tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời sớm ban hành chính sách đột phá thu hút các chuyên gia, nhất là các chuyên gia giỏi người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài làm việc, phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo cho đất nước.



Nguồn: https://baolangson.vn/kien-dinh-voi-muc-tieu-tang-truong-5043302.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hành trình nửa thế kỷ chưa có hồi kết
Nghệ thuật 3D mapping "vẽ" hình xe tăng, máy bay, lá cờ Tổ quốc trên Hội trường Thống Nhất
Ngắm trận địa pháo 105mm tại Bến Bạch Đằng chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Phim 'Địa đạo' đạt doanh thu không tưởng, vượt xa cơn sốt 'Đào, Phở và Piano'

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm