Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng huyện Hàm Thuận (8/4/1975

Việt NamViệt Nam08/04/2025


Trải qua 50 năm hình thành và phát triển (8/4/1975 - 8/4/2025), Hàm Thuận Bắc ngày nay đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, có sự phát triển vượt bậc và toàn diện. Mỗi kết quả đạt được chính là từ xương máu, kết tinh từ mồ hôi, công sức, trí tuệ của lớp lớp thế hệ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân của mảnh đất anh hùng này.

Lịch sử vẻ vang

Huyện Hàm Thuận Bắc trong kháng chiến với tên gọi là Hàm Thuận, có truyền thống hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Hàm Thuận có vị trí chiến lược rất quan trọng. Một vùng đất có địa thế hình vòng cung, núi, đồi tiếp giáp với biển hình thành các khu căn cứ Tam Minh, Lê Hồng Phong, Tam Giác, Miền Tây và dựa lưng vào dãy Trường Sơn tạo thế "kiềng 3 chân" bao quanh Phan Thiết, nơi đầu não của địch ở tỉnh Bình Thuận để vây lấn, tấn công địch, bảo đảm sự thông suốt tuyến hành lang chiến lược Bắc - Nam. Đồng thời, Hàm Thuận còn là hậu phương lớn, là nơi cung cấp nhân tài vật lực cho tỉnh và Khu VI. Chính vì thế, địch không từ bất cứ thủ đoạn, biện pháp nào để đàn áp, nhằm dập tắt ý chí kháng chiến của quân và dân huyện nhà.

858cedd2-9786-40ec-86ed-d5f4e3a1c863.jpeg
Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ (ảnh Đ. Hòa)

Song, với tinh thần bất khuất, kiên trung, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất, quân và dân huyện Hàm Thuận vẫn luôn chung thủy, sắt son, một lòng vững tin vào cách mạng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng hy sinh tất cả, vì độc lập, tự do. Rạng sáng ngày 8/4/1975, quân và dân Hàm Thuận đã đồng loạt nổ súng tiến công vào Chi khu Thiện Giáo, giải phóng Ma Lâm. Trên đà thắng lớn, các lực lượng của ta liên tiếp tấn công giải phóng hoàn toàn Hàm Thuận, góp phần quan trọng giải phóng Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận 19/4/1975 và tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

Kết thúc chiến tranh, Hàm Thuận có trên 6.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh, gần 5.000 người bị tù đày, tra tấn, thương tật. Hàng trăm gia đình hy sinh 3 đến 5 người con thân yêu của mình, nhiều bà mẹ lần lượt tiễn chồng con ra mặt trận, trong đó không ít người đã vĩnh viễn nằm yên trong lòng đất mẹ. Với những cống hiến hy sinh to lớn đó, huyện Hàm Thuận được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” vào năm 1978; 3 đơn vị lực lượng vũ trang huyện, 14/17 xã, thị trấn và 10 cá nhân cũng được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang”, 799 Bà mẹ được tôn vinh danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là địa phương có số Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất tỉnh.

90ec8df2-a90f-4446-806f-5535dc391b80.jpeg
Lúa là cây trồng chính của huyện Hàm Thuận Bắc. Ảnh: Đ.Hòa.

Bước chuyển mình mạnh mẽ

Sau giải phóng, huyện Hàm Thuận phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách do hậu quả chiến tranh để lại quá lớn. Bối cảnh hoang tàn, đổ nát của một vùng đất bom cày, đạn xới. Với một quyết tâm lớn, toàn huyện bắt tay ngay vào việc kiến thiết, hàn gắn vết thương chiến tranh. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu là đưa nền kinh tế thoát khỏi vùng trũng, xóa đi sự đói nghèo, lạc hậu để vươn lên phát triển. Tuy nhiên thực tại của địa phương lúc đó đứng trước muôn vàn khó khăn khi xuất phát điểm thấp, nguồn lực tích lũy hạn chế, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển còn nghèo nàn.

e6ebe207-f02d-4130-b251-acce1d49f9c7.jpeg
Cây ăn trái sầu riêng.

Là vùng đất khô hạn, sản xuất rất bấp bênh, “đồng khô cỏ cháy nước chờ mong” nên phát triển thủy lợi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ huyện qua nhiều nhiệm kỳ và cũng là mong ước cháy bỏng của nhân dân huyện nhà. Với quyết tâm cao, bằng chính sức mình và được sự quan tâm đầu tư của cấp trên, hệ thống thủy lợi huyện nhà cơ bản hoàn chỉnh với 45 công trình thủy lợi nhỏ và vừa. Đặc biệt từ khi có hồ Sông Quao được Trung ương đầu tư xây dựng vào năm 1988 và bắt đầu khai thác từ năm 1995 thực sự là bước ngoặt đổi đời của nhân dân Hàm Thuận Bắc. Có thủy lợi, nhiều vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, nhiều cánh đồng lúa 1 vụ bấp bênh trở thành 2,3 vụ ăn chắc hoặc vùng cây ăn trái xanh tốt. Diện tích tưới chủ động hiện nay trên 90%, gấp hơn 9 lần so với năm 1983 lúc chia tách huyện. Bên cạnh lúa vẫn là cây trồng chính, đã hình thành các vùng cây ăn trái tập trung như thanh long, sầu riêng… trên 11.000 ha; vùng cây công nghiệp như cao su, điều, cà phê trên 2.000 ha chủ yếu ở vùng cao. Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 190 triệu đồng/ha vào năm 2024, gấp hơn 14 lần trước khi có công trình thủy lợi Sông Quao (năm 1995).

618bb769-26fa-4c58-a216-91255828831e.jpeg
Đời sống vùng dân tộc thiểu số huyện Hàm Thuận Bắc được cải thiện. Ảnh: Đ.Hòa.
36ed451e-0620-4b87-8382-45f620a23f65.jpeg
Một góc của xã vùng cao Đa Mi. Ảnh: Đình Hòa.
3e3643bd-b194-49d6-a890-fe6501004b12.jpeg
Y tế được quan tâm. (ảnh Đ.Hòa)

Bên cạnh đó, công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển mạnh hơn. Chương trình xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị đạt được nhiều kết quả, hiện toàn huyện có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; các giá trị văn hóa được giữ gìn và phát huy. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Đời sống nhân dân, kể cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 57 triệu đồng. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, đến nay đã cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các gia đình chính sách gặp khó khăn với trên 2.300 căn; có gần 2.800 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tỷ lệ hộ dùng điện, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99%, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều hiện còn 2,32% năm 2024; hộ cận nghèo còn 2,74%. Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả toàn diện; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên tiếp tục được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được củng cố và phát huy… Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Bắc khẳng định: “Đó là thành quả của biết bao công sức, ý chí quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện, được nhân lên bởi sức mạnh truyền thống đấu tranh cách mạng của Hàm Thuận anh hùng”.

Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Bắc cho biết: Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đó là kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển thịnh vượng, hùng cường, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Bắc kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện luôn giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới đất nước, vào chủ nghĩa xã hội – con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đồng thời, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của Hàm Thuận anh hùng, tăng cường đoàn kết, biến thành khát vọng, không ngừng nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh, góp phần với tỉnh nhà cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển thịnh vượng, hùng cường.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-huyen-ham-thuan-8-4-1975-8-4-2025-buoc-tien-manh-me-sau-50-nam-giai-phong-129187.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Đoàn kết vì một Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất
Hành trình nửa thế kỷ chưa có hồi kết
Nghệ thuật 3D mapping "vẽ" hình xe tăng, máy bay, lá cờ Tổ quốc trên Hội trường Thống Nhất
Ngắm trận địa pháo 105mm tại Bến Bạch Đằng chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm