Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước

Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Trung Quốc, chiều ngày 22/4, Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm Bệnh viện Nam Khê Sơn và Nhà Kỷ niệm các trường học Việt Nam nằm trong khuôn viên Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.

Thời ĐạiThời Đại23/04/2025

Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cùng đoàn đại biểu tới thăm Bệnh viện Nam Khê Sơn. (Ảnh: Quang Vinh/https://mattran.org.vn)

Cùng đi với đoàn có bà Hàm Huy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Tây và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Tới thăm Bệnh viện Nam Khê Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cùng đoàn đại biểu đã được nghe giới thiệu về quá trình ra đời và những hoạt động ý nghĩa của bệnh viện đối với nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến và những thành tựu mà Bệnh viện đạt được trong thời gian qua.

Theo đó, Bệnh viện Nam Khê Sơn trước đây là một bệnh viện hết sức đặc biệt do Chính phủ Trung Quốc cho xây dựng ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, nhưng chỉ nhận thương binh, bệnh binh là cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam đến điều trị.

Bệnh viện khởi công năm 1967 và được xây dựng từ những nguyên vật liệu tốt nhất, thiết bị tốt nhất Trung Quốc thời điểm đó. Bệnh viện chính thức khánh thành, được đặt tên là Bệnh viện Nam Khê Sơn vào ngày 23/10/1968 và đón đợt thương binh, bệnh binh người Việt Nam đầu tiên đến điều trị ngày 26/3/1969.

Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cùng đoàn đại biểu tới thăm Bệnh viện Nam Khê Sơn. (Ảnh: Quang Vinh/https://mattran.org.vn)

Kể từ tháng 3/1969, thông qua đầu mối phía Việt Nam là Bệnh viện E, Bệnh viện Nam Khê Sơn trực thuộc Bộ Y tế Trung Quốc đã thực hiện việc điều trị cho các thương binh, bệnh binh từ miền Nam Việt Nam và cán bộ trung cao cấp ở các địa phương của Việt Nam. Chính vì thế, hầu hết y, bác sĩ khi tới công tác tại Bệnh viện này đều tranh thủ học tiếng Việt để tiện cho quá trình thăm khám và chăm sóc bệnh nhân, thương binh Việt Nam.

Những thầy thuốc, nhân viên y tế công tác tại Bệnh viện Nam Khê Sơn thời kỳ này đều là những người có chuyên môn vững vàng, phẩm chất chính trị tốt, thậm chí có những bác sĩ còn là chuyên gia đầu ngành của Trung Quốc. Thời điểm ấy, Quế Lâm là vùng đất khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng khi biết sẽ chữa trị cho thương binh Việt Nam, ai cũng cảm động và quyết tâm xung phong.

Bệnh viện còn được Chính phủ Trung Quốc đầu tư xây dựng một hội trường lớn để làm địa điểm chiếu phim, biểu diễn văn nghệ và tổ chức các hoạt động vui chơi khác. Hội trường có diện tích còn lớn hơn cả Nhà hát Lệ Giang tiên tiến nhất Quế Lâm thời điểm đó. Các loại sách báo cũng được cung cấp đầy đủ. Bệnh nhân khi muốn tìm hiểu, các phiên dịch có thể giúp dịch lại...

Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà ghi lưu niệm tại Bệnh viện Nam Khê Sơn. (Ảnh: Quang Vinh/https://mattran.org.vn)
Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước

Trong suốt quá trình Bệnh viện triển khai chữa trị cho thương binh Việt Nam, đã có nhiều đoàn cán bộ cấp cao của Việt Nam tới thăm, động viên, trao quà tặng bác sĩ và bệnh nhân. Năm 1974, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất đối với tập thể cán bộ, thầy thuốc, nhân viên y tế Bệnh viện Nam Khê Sơn.

Sau đợt thương binh, bệnh binh Việt Nam cuối cùng xuất viện tháng 12/1975, từ năm 1976, Bệnh viện Nam Khê Sơn được đặt dưới sự quản lý của tỉnh Quảng Tây. Hiện nay, Bệnh viện Nam Khê Sơn thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Bệnh viện đang có bước phát triển vượt bậc về trình độ chuyên môn, có nhiều trang thiết bị tiên tiến, là một trong những bệnh viện lớn nhất, uy tín nhất tại Quế Lâm, Trung Quốc.

Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cùng đoàn đại biểu tới thăm Nhà Kỷ niệm các trường học Việt Nam. (Ảnh: Quang Vinh/https://mattran.org.vn)

Cũng trong chiều ngày 22/4, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cùng đoàn đại biểu tới thăm Nhà Kỷ niệm các trường học Việt Nam nằm trong khuôn viên Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.

Từ những năm 1950 đến những năm 1970, nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến, được sự đồng ý của nước bạn Trung Quốc, một số trường học của Việt Nam đã được chuyển đến giảng dạy tại khu Dục Tài tại Đại học Sư phạm Quảng Tây để đảm bảo sự an toàn cho thầy và trò. Từ năm 1951 đến năm 1975, hơn 10.000 học sinh Việt Nam đã hoàn thành học tập tại Quế Lâm rồi trở về Tổ quốc.

Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cùng đoàn đại biểu tới thăm Nhà Kỷ niệm các trường học Việt Nam. (Ảnh: Quang Vinh/https://mattran.org.vn)
Lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc qua những “địa chỉ đỏ” ghi dấu ấn lịch sử của nhân dân hai nước
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà cùng đoàn đại biểu tới thăm Nhà Kỷ niệm các trường học Việt Nam. (Ảnh: Quang Vinh/https://mattran.org.vn)

Được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Việt Nam - Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950 - 18/1/2010), Nhà Kỷ niệm các trường học Việt Nam hiện đang trưng bày những kỷ vật, hình ảnh… ghi lại những năm tháng học tập không thể nào quên của những thế hệ học sinh Việt Nam thời kỳ kháng chiến.

Ngôi nhà kỷ niệm các trường học của Việt Nam ở Quảng Tây, Trung Quốc không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ những hình ảnh, thông tin về một quá trình lịch sử, mà nơi đây đã trở thành ngôi nhà truyền thống lưu giữ những ký ức tốt đẹp về mối quan hệ giữa hai dân tộc trong quá khứ và giúp các bạn sinh viên trẻ của cả Trung Quốc và Việt Nam hiểu và tự hào về thế hệ cha anh của mình và thấy có trách nhiệm phải gìn giữ, phát triển mối quan hệ tốt đẹp đó.

Theo Trang Thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

https://mattran.org.vn/hoat-dong/lan-toa-tinh-huu-nghi-viet-nam-trung-quoc-qua-nhung-dia-chi-do-ghi-dau-an-lich-su-cua-nhan-dan-hai-nuoc-63491.html

Nguồn: https://thoidai.com.vn/lan-toa-tinh-huu-nghi-viet-nam-trung-quoc-qua-nhung-dia-chi-do-ghi-dau-an-lich-su-cua-nhan-dan-hai-nuoc-212905.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào
Cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay giữa trời Nam rực nắng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm