Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng trở thành di sản văn hóa phi vật thể

(NLĐO) - Xuất hiện tại Việt Nam từ bao đời, nghệ thuật biểu diễn lân sư rồng chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người Lao ĐộngNgười Lao Động30/03/2025

Xuất hiện trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua, múa lân sư rồng là hoạt động nghệ thuật không thể thiếu ở hầu hết các lễ hội, hoạt động thương mại, khánh thành sự kiện...

Hình ảnh của những chú lân, rồng rực rỡ múa lượn đầy uy dũng trong ánh nắng sớm mai không chỉ thể hiện nét đẹp của nghệ thuật dân gian mà còn tô đậm tính mỹ thuật và đặc trưng văn hóa.

Công nhận Nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng thành di sản văn hóa phi vật thể- Ảnh 1.

Lân Sư Rồng xuất hiện ở nhiều sự kiện lễ hội

Được cho là xuất hiện đầu tiên từ thế kỷ III tại Trung Hoa, múa lân sư rồng dần dần trở thành hoạt động văn hóa khá phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Triều Tiên…

Tại Việt Nam, từ bao đời nay, múa lân sư rồng đã được xem là một bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc, hoạt động văn hóa tiêu biểu và hiện vẫn được duy trì phát triển mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Công nhận Nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng thành di sản văn hóa phi vật thể- Ảnh 2.

Vũ điệu "Lưỡng long tranh châu"

Công nhận Nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng thành di sản văn hóa phi vật thể- Ảnh 3.

Công nhận Nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng thành di sản văn hóa phi vật thể- Ảnh 4.

Từ một loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm nét giải trí, biểu diễn lân sư rồng dần được nâng tầm thành hoạt động thể thao, khuyến khích người tập nâng cao thể chất, tầm vóc và nghị lực. Một trong những đoàn Lân Sư Rồng nổi tiếng nhất tại TP HCM là Nhơn Nghĩa đường nhiều lần được cử tham gia tranh tài tại các giải đấu quốc tế, mang về rất nhiều thành tích rất đáng trân trọng cho Lân Sư Rồng Việt Nam.

Công nhận Nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng thành di sản văn hóa phi vật thể- Ảnh 5.

Nghệ thuật Lân Sư Rồng thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Liên đoàn Lân Sư Rồng TP HCM cùng các hội quán người Hoa, các đoàn nghệ thuật, các nghệ nhân trong thời gian dài vừa qua đã xúc tiến đề nghị công nhận múa Lân Sư Rồng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các đơn vị này đã tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và chuẩn hóa tài liệu về Lân Sư Rồng; tiến hành khảo sát, nghiên cứu về lịch sử, nguồn gốc, kỹ thuật biểu diễn, trang phục, đạo cụ; ghi hình, chụp ảnh và lưu trữ các tư liệu về các buổi biểu diễn, các nghệ nhân, các câu lạc bộ và các sự kiện liên quan; phối hợp tổ chức các giải thi đấu thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo được uy tín, góp phần nâng cao giá trị văn hóa của Lân Sư Rồng và phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước…

Công nhận Nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng thành di sản văn hóa phi vật thể- Ảnh 6.

Liên đoàn Lân sư rồng TP HCM đón nhận quyết định công nhận di sản văn hóa quốc gia

Công nhận Nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng thành di sản văn hóa phi vật thể- Ảnh 7.

TP HCM có thêm 7 di tích lịch sử- văn hóa

Ghi nhận vai trò của nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng và nỗ lực bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của loại hình này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Cục Di sản Văn hóa quyết định đưa nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng của người Hoa tại TP HCM vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia.

TIN LIÊN QUAN
  • Múa lân sư rồng và hành trình trở thành di sản văn hóa

    Múa lân sư rồng và hành trình trở thành di sản văn hóa

Tại lễ công bố quyết định di sản phi vật thể quốc gia với nghệ thuật biểu diễn Lân Sư Rồng được tổ chức sáng 30-3 tại quảng trường Nhà hát thành phố (TP HCM), Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM cũng trao quyết định xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp thành phố cho 7 danh thắng, gồm Đình thần Long Bình, Đình Long Hòa, Đình thần An Khánh (TP Thủ Đức), Trường Đại học Sài Gòn (Q.5) và Trường Trung học phổ thông Trưng Vương, Chợ Tân Định, Đền Bà Mariamman (Q.1).

Nguồn: https://nld.com.vn/cong-nhan-nghe-thuat-bieu-dien-lan-su-rong-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-196250330121016882.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm