Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phương án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp: Ðồng loạt lấy ý kiến cử tri, nhân dân

Việt NamViệt Nam21/04/2025


Thực hiện chủ trương tái cấu trúc và tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, sau khi công khai Ðề án sắp xếp tỉnh Gia Lai với tỉnh Bình Ðịnh và Ðề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, tỉnh Bình Ðịnh khẩn trương lấy ý kiến cử tri, nhân dân, phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự đồng thuận xã hội.

Tái định vị không gian, mở rộng tầm phát triển

Chính quyền địa phương nước ta có quá trình hình thành, phát triển gắn với quá trình tổ chức đơn vị hành chính (ĐVHC) 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) ổn định xuyên suốt từ thời kỳ đầu thành lập nước đến nay.

Cử tri, nhân dân thôn Háo Nghĩa, xã Tây An, huyện Tây Sơn nghiên cứu, tham gia ý kiến vào Đề án sắp xếp ĐVHC các cấp. Ảnh: ĐVCC

Trong bối cảnh đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tình hình chính trị quốc tế có nhiều biến động, điều kiện KT-XH còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn thì việc tổ chức chính quyền địa phương theo 3 cấp và xu hướng chia tách ĐVHC nhằm thuận lợi cho công tác quản lý dân cư, quy hoạch và phát triển KT-XH trên địa bàn từng ĐVHC.

Tuy nhiên, việc chia nhỏ ĐVHC và áp dụng mô hình chính quyền địa phương 3 cấp cũng gây ra nhiều bất cập, phân tán nguồn lực và không phát huy được tiềm năng phát triển; làm tăng số lượng đơn vị hành chính, cơ quan, tổ chức và biên chế cán bộ, dẫn đến bộ máy chính quyền cồng kềnh.

 

Hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định, thành lập tỉnh Gia Lai

Tên gọi và địa điểm đặt trung tâm chính trị - hành chính là 2 nội dung nhận được sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh suốt thời gian qua và đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy có văn bản tổng hợp, đề xuất, kiến nghị. Những đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Định nói riêng và nhiều tỉnh trong phạm vi cả nước nói chung đã được Trung ương tổng hợp đầy đủ và phân tích thấu đáo. Tuy nhiên, qua căn cứ các tiêu chí, nguyên tắc về đặt tên gọi, địa điểm đặt trung tâm chính trị - hành chính và bối cảnh, yêu cầu tình hình thực tiễn hiện nay, Trung ương thống nhất dự kiến tên gọi tỉnh Gia Lai và dự kiến đặt trung tâm chính trị - hành chính tại TP Quy Nhơn hiện nay. Việc hợp nhất tỉnh Bình Định và Gia Lai, cùng với việc sắp xếp ĐVHC cấp xã, sẽ tạo cơ hội phát triển cho tỉnh Gia Lai (mới), biến nơi đây thành trung tâm kinh tế mới của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Bối cảnh chuyển đổi số giúp giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và DN, đồng thời đảm bảo công tác kiểm tra của cơ quan nhà nước. Nhiều công việc quản lý trung gian được thay thế bằng phần mềm điện tử, giảm bớt tổ chức hành chính và biên chế.

Việc sắp xếp lại ĐVHC đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho ĐVHC mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng; ưu tiên sắp xếp các ĐVHC miền núi, đồng bằng với các ĐVHC có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các ĐVHC có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới. Ưu tiên bố trí các khu thương mại tự do, khu, cụm công nghiệp, đô thị, cảng biển, logistics, hồ chứa nước, đập thủy điện... trong phạm vi 1 ĐVHC cấp xã để thuận lợi trong quản lý nhà nước.

Sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là yêu cầu cấp thiết, tất yếu nhằm tái định vị không gian phát triển tự nhiên và kinh tế, gắn kết về lịch sử, văn hóa, địa lý để hình thành nên một thực thể hành chính - kinh tế có quy mô đủ lớn. Từ đó, mở rộng tầm phát triển đi đôi với đổi mới, nâng cao năng lực quản trị đủ mạnh, có sức cạnh tranh cao để hội nhập chuỗi giá trị quốc gia và toàn cầu. Quan trọng hơn là để hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số, quản trị số, phát triển đô thị thông minh, vùng kinh tế tích hợp và hành chính linh hoạt giúp giao dịch hành chính được xử lý nhanh, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân, DN.

Khẩn trương, đảm bảo dân chủ

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Tuấn, tinh thần triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác sắp xếp ĐVHC là “vừa chạy vừa xếp hàng”. Vì những yêu cầu hết sức khắt khe về các mốc thời gian triển khai và hoàn thành, công tác lấy ý kiến cử tri, nhân dân diễn ra trong hai ngày 19 và 20.4.

Các địa phương trên địa bàn TP Quy Nhơn trực tiếp đến các hộ dân tuyên truyền, lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính  các cấp. Ảnh: NGUYỄN NGUYỆT

Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri, nhân dân không chỉ thể hiện tinh thần dân chủ mà còn thể hiện trách nhiệm và sự cầu thị trong thực hiện chủ trương sắp xếp lại các ĐVHC. Qua đó, có thể tổng hợp được nhiều ý kiến đóng góp quý báu để báo cáo về cấp trên, làm cơ sở cho việc hoàn thiện phương án trình Trung ương, đảm bảo tính khả thi cao nhất cho các quyết định sắp tới.

Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 17.4.2025 của UBND  tỉnh về lấy ý kiến cử tri và trình thông qua HĐND các cấp đối với Đề án sắp xếp tỉnh Gia Lai với tỉnh Bình Định và Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh, từ 7 giờ sáng ngày 19.4, tất cả các tổ lấy ý kiến cử tri tại từng thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh đã chia thành nhiều nhóm để thực hiện trực tiếp tại các hộ gia đình nhằm đảm bảo yêu cầu về tiến độ triển khai, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng quy định.

Ông Tôn Long Dũng - Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố 1, phường Quang Trung (TP Quy Nhơn) thông tin: Để có thể triển khai nhanh chóng, thuận lợi, tối 18.4, khu phố đã tổ chức họp quân dân chính để triển khai các công việc. 15 tổ dân phố được chia làm 7 cụm để thực hiện lấy ý kiến người dân. Mỗi cụm sẽ do 3 - 5 người là thành viên tổ lấy ý kiến cử tri phụ trách.

“Đến trưa 19.4, tổ lấy ý kiến cử tri đã hoàn thành được 70% nhiệm vụ lấy ý kiến nhân dân (trong tổng số 1.218 hộ thuộc địa bàn khu phố 1). Sau đó, chúng tôi tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, song song với việc thống kê, báo cáo số liệu”, ông Dũng nói thêm.

Bà Lê Thị Đào, Tổ trưởng Tổ lấy ý kiến cử tri thôn Xuân Phong Nam, xã An Hòa (huyện An Lão), cho biết công tác lấy ý kiến diễn ra trong hai ngày cuối tuần, trùng với thời điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, nên có phần khó khăn trong việc tiếp cận người dân. Tổ đã tận dụng thời gian từ 16 giờ 30 phút đến 21 giờ ngày 19.4 để đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên, đêm 19.4 xảy ra sự cố mất điện, nên chỉ có thể lấy ý kiến tại các gia đình có đèn năng lượng mặt trời. Sáng 20.4, tổ làm việc khẩn trương và đã hoàn thành việc lấy ý kiến vào đầu giờ chiều, nhanh chóng thống kê để gửi báo cáo về UBND xã.

Anh Phạm Việt Tuấn, 44 tuổi, ở khu phố 11, phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) chia sẻ: “Tôi rất ghi nhận việc chính quyền địa phương tổ chức lấy ý kiến người dân tại nhà. Thời gian qua, chúng tôi rất quan tâm đến các thông tin về sắp xếp lại ĐVHC. Về cơ bản, tôi thống nhất với phương án sắp xếp, đặt tên phường nơi mình cư trú - phường Quy Nhơn, thống nhất với phương án hợp nhất tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai”.

 

• ÔNG LÊ VĂN QUANG, 80 TUỔI, Ở TỔ 7A, KHU PHỐ 1, PHƯỜNG QUANG TRUNG, TP QUY NHƠN:

Cách đặt tên xã, phường mới là ý tưởng hay, hợp lý

Trước khi có thông tin về tên gọi dự kiến của các phường/xã sau sắp xếp, tôi rất lo lắng. Theo tôi, nếu chọn tên phường/xã sau sắp xếp bằng một trong số những cái tên của phường/xã cũ sẽ dẫn đến tâm lý so bì của cư dân các phường/xã còn lại. Hơn thế, mỗi cái tên huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều gắn với ý nghĩa truyền thống, lịch sử, kinh tế, nhất là ở khía cạnh phát triển du lịch. Từ góc nhìn của tôi, việc giữ lại tên huyện và thêm yếu tố địa lý (Đông, Tây, Nam, Bắc) hoặc số thứ tự cho các phường mới là ý tưởng hay và hợp lý.

 

• ÔNG ĐINH HỮU LÝ, 80 TUỔI, Ở TỔ 61, KHU PHỐ 11, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA, TP QUY NHƠN:

Nuối tiếc cho cái tên Bình Định

Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định này, nhằm tinh gọn bộ máy và mở rộng quy mô các địa phương, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tuy nhiên, điều khiến tôi và nhiều người xung quanh cảm thấy tiếc nuối là cái tên Bình Định sẽ không còn tồn tại sau khi hai tỉnh được hợp nhất. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn là một phần gắn bó sâu sắc với mỗi người dân Bình Định từ khi chào đời.

NGUYỄN MUỘI



Nguồn: https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=1&macmp=1&mabb=354637

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm