Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sẵn sàng ứng phó bão vào Biển Đông

Các chuyên gia khí tượng dự báo, khoảng sáng 19-7, bão vào Biển Đông. Miền Bắc có thể mưa to. Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) đề nghị sẵn sàng ứng phó bão.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng17/07/2025

Cập nhật thông tin dữ liệu đến chiều 17-7 từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi xa Thái Bình Dương đang tiến sát đảo Luzon (Philippines), có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Trước mắt, bão có thể mạnh cấp 10, giật cấp 12.

Cụ thể, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển về phía Tây Tây Bắc với tốc độ nhanh 15-20km/giờ. Chiều 17-7, tâm áp thấp nhiệt đới đang ở khoảng 15,1 độ vĩ Bắc và 126,9 độ kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 7, giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới tiếp tục áp sát đảo Luzon (Philippines). Cường độ dự báo tăng lên cấp 8-9, giật cấp 11, trở thành bão. Trong 48 giờ tới (khoảng sáng 19-7), hệ thống xoáy thuận này sẽ tiến vào vùng Đông Bắc Biển Đông. Chiều 19-7, tâm bão ở khoảng 18,8 độ vĩ Bắc và 119,1 độ kinh Đông. Lúc này, cường độ bão có thể đạt cấp 10, giật cấp 12.

IMG_0449.jpeg
Dự báo hướng đi của bão. Mô hình của Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia

Theo các chuyên gia thời tiết, trong 2-3 ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với vận tốc 20-25km/giờ và còn có thể mạnh thêm. Ngư dân hoạt động trên biển, đặc biệt tại khu vực Đông Bắc Biển Đông, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão này để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Chiều nay 17-7, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp thay mặt Bộ NN-MT đã ký công điện gửi các địa phương từ Quảng Ninh đến Đắk Lắk, đề nghị triển khai ngay các biện pháp, sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang tiến gần Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão.

Bộ NN-MT đề nghị theo dõi sát diễn biến áp thấp nhiệt đới, thông báo kịp thời cho tàu thuyền biết vị trí, hướng di chuyển để chủ động phòng tránh; kiểm tra, đảm bảo an toàn cho các công trình ven biển, hoạt động nuôi trồng thủy sản, hệ thống điện, nhà máy, khu công nghiệp, đê điều, hồ chứa.

Cùng với đó, các địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”. Chính quyền cơ sở chủ động rà soát, thông báo đến từng hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng để kịp thời sơ tán khi cần thiết.

Các cơ quan báo chí và hệ thống đài thông tin tăng cường thông tin cảnh báo, giúp người dân nắm bắt và phòng tránh.

Trong công điện, Bộ NN-MT cũng chỉ đạo các đơn vị trực ban nghiêm túc, cập nhật thường xuyên tình hình và báo cáo về Bộ NN-MT.

Chiều 17-7, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai thông tin, chiều 18-7 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-MT Nguyễn Hoàng Hiệp sẽ chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, đơn vị, địa phương liên quan để cùng triển khai các biện pháp ứng phó bão và mưa lũ do bão.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/san-sang-ung-pho-bao-vao-bien-dong-post804208.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm