Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sản xuất chè an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc

Là cây trồng chủ lực, chè đang ngày càng khẳng định thế mạnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi giá trị sản phẩm trà năm 2024 đạt trên 13,8 nghìn tỷ đồng. Với mục tiêu phấn đấu đưa tổng giá trị sản phẩm thu được từ cây chè đến năm 2030 đạt con số tỷ đô (25 nghìn tỷ đồng, gần gấp đôi so với hiện nay), tỉnh đang xây dựng và triển khai nhiều giải pháp chiến lược, trong đó đặc biệt chú trọng sản xuất chè an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.

Báo Thái NguyênBáo Thái Nguyên21/05/2025

Hiện nay, các hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn tỉnh đều hướng đến quy trình sản xuất an toàn để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc.
Hiện nay, các hợp tác xã sản xuất chè trên địa bàn tỉnh đều hướng đến quy trình sản xuất an toàn để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc.

Vùng sản xuất an toàn được mở rộng

Từ chưa đầy 10ha chè được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cách đây 15 năm, đến nay, toàn tỉnh đã có trên 5.900ha chè đạt chứng nhận này; ngoài ra còn có 120ha chè được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Với mục tiêu nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, hầu hết diện tích chè chưa đạt các chứng nhận về sản xuất “sạch” cũng đã được người dân chủ động áp dụng các quy trình sản xuất an toàn.

Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm chè. Do đó, những hộ dân không chủ động áp dụng các quy trình sản xuất “sạch” sẽ bị “loại” ra khỏi “sân chơi”. Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập sẽ bị giảm, đời sống bị ảnh hưởng rất nhiều.

Từ thực tế cho thấy, nhờ áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, không chỉ năng suất, chất lượng mà thu nhập của người làm chè Thái Nguyên đã tăng đáng kể. Với 22.200ha chè hiện có, trong đó có 21.500ha cho sản phẩm, năng suất chè của Thái Nguyên đã đạt tới con số 127 tạ chè búp tươi/ha/năm, tăng 17 tạ/ha so với 10 năm trước. Theo đó, giá trị sản phẩm thu được cũng đã tăng gần gấp đôi khi giá bán chè bình quân của các hộ dân trên địa bàn tỉnh khá ổn định ở mức từ 150-300 nghìn đồng/kg.

Nhằm mở rộng diện tích chè an toàn, từ nay đến năm 2030, Thái Nguyên đề ra mục tiêu có 24.500ha chè, trong đó 70% diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; 70% diện tích được cấp mã vùng trồng.

Hiện thực hóa mục tiêu đề ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã triển khai đến các địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn các hộ trồng chè đăng ký sản xuất áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, cấp mã số vùng trồng theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm; giám sát chuyên đề an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm OCOP hiện có và lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm đối với chè…

Bà Lê Thị Quỳnh Hương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Thái Nguyên: Công tác giám sát sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc áp dụng đúng và đủ quy trình sản xuất sạch trong nông nghiệp, nhất là với cây chè.

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc

Sản xuất chè an toàn chính là nên tảng vững chắc đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên), cho biết: Áp dụng quy trình sản xuất “sạch” đồng nghĩa với việc sản phẩm chè luôn bảo đảm an toàn. Đây là lý do để chúng tôi rất tự tin khi dán tem truy xuất nguồn gốc trên các mặt hàng của HTX...

Thời gian qua, người dân ở các vùng chè trong tỉnh đã chủ động ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất chè an toàn, tuần hoàn, trong đó có công nghệ phun tưới tự động. Ảnh: T.L
Thời gian qua, người dân ở các vùng chè trong tỉnh đã chủ động ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất chè an toàn, tuần hoàn, trong đó có công nghệ phun tưới tự động. Ảnh: T.L

Nhằm phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc, từ đầu năm đến nay, Thái Nguyên tiếp tục thực hiện cấp mới mã số vùng trồng cho các HTX, đơn vị, cá nhân sản xuất chè. Đến nay, trong số 95 mã vùng trồng được cấp, toàn tỉnh đã có 62 mã vùng trồng chè. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp và Môi trường còn tích cực hướng dẫn cơ sở sản xuất chè cập nhật thông tin để truy xuất nguồn gốc trên Hệ thống phần mềm “Quản lý chất lượng nông sản - Thái Nguyên”.

Lũy kế đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có có 503 tài khoản đăng ký sử dụng. Theo đó, số danh sách cơ sở được cập nhật, theo dõi, quản lý là 7.095 cơ sở (có 86 doanh nghiệp, 392 hợp tác xã, còn lại là hộ kinh doanh cá thể) của 222 vùng sản xuất  với tổng diện tích trên 1.397ha; tạo lập 74 sổ nhật ký sản xuất; cập nhật thông tin 87 sản phẩm.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp và Môi trường còn phối hợp với VNPT Thái Nguyên triển khai thí điểm mô hình ứng dụng giải pháp công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên. Hiện, tỉnh đã hoàn thành đào tạo cho 100% HTX và nông hộ có mã số vùng trồng trên địa bàn TP. Thái Nguyên và các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ. Cơ bản nông hộ có thể thao tác thực hiện công việc hàng ngày; 100% HTX đã ban hành quy trình sản xuất và giao việc cho các nông hộ; tạo 1.693 tài khoản cho nông hộ tự do; gắn quy trình trồng chè, sản xuất chè chuẩn VietGAP cho các nông hộ đã có tài khoản...

Có thể khẳng định, gắn sản xuất chè an toàn với truy xuất nguồn gốc là hướng đi đúng đắn trên con đường chinh phục doanh thu tỷ đô từ cây chè của Thái Nguyên. Hành trình dù còn dài nhưng cũng đã mở ra những hướng đi đầy triển vọng cho vùng đất có diện tích, sản lượng và giá trị sản phẩm trà đang đứng đầu cả nước.

Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/nong-nghiep/202505/san-xuat-che-an-toan-gan-voi-truy-xuat-nguon-goc-130318f/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng
Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm