Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trao tặng sách “Nơi ấy là chiến trường” của tác giả Phạm Quang Nghị

NDO - Ngày 22/4, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam phối hợp Tiến sĩ Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội - tác giả cuốn sách “Nơi ấy là chiến trường”, tổ chức Lễ trao tặng sách cho các tổ chức, đơn vị.

Báo Nhân dânBáo Nhân dân22/04/2025

Cuốn sách “Nơi ấy là chiến trường” là những dòng nhật ký, ghi chép của tác giả Phạm Quang Nghị những năm tháng đi B. Cuốn sách được Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2019 và vừa được tái bản năm 2025.

Cuốn sách được tác giả cấu tứ với 8 phần lớn: Vượt Trường Sơn; Ở “R”; Về miền Đông; Nhịp sống đồng bằng; Người vùng ven; Tây Ninh ngày ấy; Gặp gỡ Sài Gòn; Ngày trở về.

Bên cạnh đó còn có các phần phát biểu trước ngày lên đường đi B, lời kết, cùng một số nhận định, cảm nhận của các nhà văn, nhà báo. Phần cuối cuốn sách là một số hình ảnh và tư liệu về những ngày tác giả Phạm Quang Nghị ở chiến trường.

Trao tặng sách “Nơi ấy là chiến trường” của tác giả Phạm Quang Nghị ảnh 1

Góc trưng bày sách " Nơi ấy là chiến trường" tại buổi lễ trao tặng sách.

Không chỉ là hồi ức riêng tư của tác giả, “Nơi ấy là chiến trường” còn gói ghém những kỷ niệm chung của một thế hệ đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt, đau thương.

Viết thêm đôi dòng cho lần tái bản sách, tác giả Phạm Quang Nghị cho hay, đến khi viết những dòng đề tựa cho lần tái bản cuốn sách, ông vẫn luôn cảm thấy mình thật may mắn khi còn giữ lại được những trang nhật ký của một thời chiến tranh ác liệt.

Với ông, đó là những trang ghi chép của một người mà ngày ấy đã từng có những giây phút không tin mình có thể sống được đến ngày đất nước hòa bình thống nhất.

Trao tặng sách “Nơi ấy là chiến trường” của tác giả Phạm Quang Nghị ảnh 3
Tác giả Phạm Quang Nghị phát biểu.

“Những trang nhật ký được tôi ghi khá đều mỗi ngày trong những khoảnh khắc có phần không bình thường. Có những trang được viết dọc đường hành quân. Có những trang viết trong những ngày lặng im tiếng súng. Nhưng có rất rất nhiều trang được viết giữa những làn đạn sáng lòe trong đêm vụt bay qua nóc hầm hoặc trong lúc cơn sốt rét đang hành hạ bản thân. Và có cả một vài trang bây giờ mở ra xem có dính máu...", tác giả Phạm Quang Nghị chia sẻ.

Qua những dòng nhật ký chân thực và sinh động, mỗi người đọc được cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa cuộc đấu tranh giải phóng đất nước cũng như giá trị thiêng liêng của hòa bình.

Trao tặng sách “Nơi ấy là chiến trường” của tác giả Phạm Quang Nghị ảnh 4

Trao tặng sách "Nơi ấy là chiến trường" cho các đơn vị.

Đúng như ông Tô Văn Động, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam chia sẻ: Cuốn sách “Nơi ấy là chiến trường” là một dấu ấn văn hóa, một hồi ức sống động của tác giả, đồng thời cũng là ký ức chung của cả một thế hệ đã trải qua những ngày tháng chiến tranh đầy khốc liệt. Những trang viết chứa đựng không chỉ ký ức, mà cả những bài học giá trị về lòng yêu nước, sự hy sinh, và tinh thần vượt khó, để thế hệ hôm nay hiểu và trân trọng hơn những giá trị mà cha ông để lại.

Tại sự kiện, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam phối hợp tác giả Phạm Quang Nghị trao tặng cuốn sách đặc biệt này cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Mỗi tổ chức, đơn vị được trao tặng 500 cuốn sách để tuyên truyền và phổ biến rộng rãi tới các độc giả quan tâm, giúp thế hệ trẻ hôm nay biết và cảm nhận sâu sắc về một thời tuổi trẻ hào hùng và bi tráng của thế hệ cha ông,

Nguồn: https://nhandan.vn/trao-tang-sach-noi-ay-la-chien-truong-cua-tac-gia-pham-quang-nghi-post874356.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Vì sao Kiên Giang lọt tốp ‘điểm đến thân thân thiện nhất thế giới’
Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm