Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tuổi cao vẫn hăng say lao động

Mặc dù tuổi đã cao nhưng nhiều phụ nữ ở huyện M’Drắk vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh; trở thành tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Báo Đắk LắkBáo Đắk Lắk03/04/2025

Năm nay đã bước sang tuổi 65 nhưng bà Đàm Thị Choòng (ở thôn 2, xã Ea Pil) hằng ngày vẫn trực tiếp lao động, chăm sóc ruộng vườn.

Gia đình bà Choòng từ quê Quảng Hòa (Cao Bằng) vào lập nghiệp tại xã Ea Pil từ năm 1993 với hai bàn tay trắng. Thời gian đầu, vợ chồng bà hết làm mướn, trồng lúa lại trồng ngô, trỉa đậu ven sườn đồi... Ban đêm mùa trăng sáng, ông bà tranh thủ khai hoang lấy đất sản xuất. Đất không phụ công người, sau bao năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, vợ chồng bà Choòng đã cải tạo vùng đất hoang hóa gần 2 ha thành diện tích canh tác, với cây trồng chủ lực lúc bấy giờ là cây mía.

Bà Đàm Thị Choòng (bìa trái) giới thiệu mô hình cây ăn quả của gia đình cho người đến tham quan.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năm 2015, gia đình bà Choòng quyết định chuyển đổi 1,5 ha diện tích mía sang trồng vải u hồng. Cây vải u hồng phát triển tốt trên vùng đất Ea Pil. Sau 3 năm, cây ra quả đều và năng suất cao; quả có vị ngọt đậm, thanh mát rất được ưa chuộng, thương lái tìm vào tận vườn đặt mua. Từ năm 2020 đến nay, mỗi vụ gia đình bà Choòng thu hoạch bình quân 6 tấn quả, với giá bán tại vườn từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí bà lãi hơn 100 triệu đồng. Ngoài trồng cây ăn quả, gia đình bà vẫn duy trì hơn 1 ha trồng mía, trồng lúa nước và nuôi trâu để lấy sức cày.

Bà Choòng cho biết, so với trước đây trồng cây mía, hoa màu, quy trình chăm sóc cây vải kinh doanh cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Bà chủ yếu tập trung làm các khâu như làm cỏ, vun xới; bón phân thúc, phòng trừ sâu, bệnh; tưới nước đã có hệ thống tự động. Phần tạo hình, sửa cành và thu hoạch đã có các con hỗ trợ và thuê nhân công tại chỗ.

Tương tự, người dân thôn 2 (xã Krông Á) ai cũng nể phục tinh thần hăng say lao động của bà Trần Thị Tuyết (69 tuổi).

Gia đình bà Tuyết vào huyện M’Drắk lập nghiệp sau năm 1990 với rất nhiều khó khăn do không có đất canh tác, vốn sản xuất. Sau nhiều năm khai hoang, phục hóa, lấy ngắn nuôi dài, năm 2000 gia đình bà Tuyết đã có 1 ha lúa nước và 3,5 ha mía, kinh tế cũng từ đó đi lên.

Bà Trần Thị Tuyết chăm sóc vườn cây.

Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi kiến thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi, gia đình bà Tuyết đã chuyển đổi từ cây hoa màu, cây mía sang trồng các loại cây ăn trái như vải, nhãn, hồ tiêu trên diện tích hơn 3 ha, đạt hiệu quả cao, mỗi năm thu nhập trên 400 triệu đồng. Không những tăng thu nhập cho gia đình, mô hình phát triển kinh tế của gia đình bà Tuyết còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Nguồn: https://baodaklak.vn/xa-hoi/202504/tuoi-cao-van-hang-say-lao-dong-a5b1b57/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm