Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Văn học, nghệ thuật tỉnh Tiền Giang - 50 năm nhìn lại

Với tư duy, nhận thức luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn học, nghệ thuật (VHNT) là bộ phận tinh túy của văn hóa, trong 50 năm qua, Tỉnh ủy Tiền Giang đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về văn hóa, VHNT, tăng cường đầu tư phát triển, góp phần tích cực bồi đắp, phát huy lan tỏa các giá trị tốt đẹp của đất nước, của tỉnh. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

Báo Tiền GiangBáo Tiền Giang14/04/2025

Ngay sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong điều kiện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ, phong trào văn nghệ của tỉnh đã có những bước đi ban đầu rất đáng ghi nhận. Ngày 19-8-1977, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định 141 về việc thành lập Chi hội Văn nghệ tỉnh, tiền thân của Hội VHNT tỉnh hiện nay. Đây là một dấu mốc quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển bài bản, có tổ chức của VHNT tỉnh nhà.

Ban Chấp hành Hội VHNT tỉnh Tiền Giang khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. 	                        	`			                                     Ảnh: QUANG MINH
Ban Chấp hành Hội VHNT tỉnh Tiền Giang khóa VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ảnh: QUANG MINH

Từ khi thành lập đến nay, Hội VHNT tỉnh đã qua 8 kỳ Đại hội. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Hội VHNT tỉnh từng bước trưởng thành và mở rộng, phù hợp với yêu cầu phát triển ngày càng cao của đời sống văn hóa. 

Một trong những thành tựu nổi bật và có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển nền VHNT của tỉnh suốt gần 50 năm qua chính là việc xây dựng được đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo, nhiều thế hệ kế thừa liên tục và gắn bó sâu sắc với quê hương. 

Từ Đại hội lần thứ nhất vào năm 1979, Hội chỉ có vài chục văn nghệ sĩ và một số ít hội viên Trung ương, đến nay đã có hơn 400 hội viên thuộc 7 chuyên ngành: Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Sân khấu, Múa và Văn nghệ dân gian, với 71 hội viên Trung ương, chất lượng hội viên không ngừng được nâng cao. Đây không chỉ là nguồn lực sáng tạo mà còn là lực lượng tinh thần góp phần gìn giữ bản sắc, truyền cảm hứng, cổ vũ đời sống văn hóa địa phương phát triển bền vững.

Trong gần nửa thế kỷ qua, đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh đã sáng tạo nên một kho tàng tác phẩm VHNT phong phú, phản ánh sinh động mọi mặt đời sống của vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long. Từ Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Sân khấu đến Văn nghệ dân gian, mỗi lĩnh vực đều ghi nhận những dấu ấn chuyên môn rõ nét, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, khẳng định vị trí của nền VHNT của tỉnh trong dòng chảy chung của văn hóa dân tộc.

Phong trào sáng tác luôn được duy trì và phát triển mạnh mẽ bằng nhiều hình thức. Thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh cho văn nghệ sĩ, tổ chức các cuộc thi, trưng bày triển lãm, biểu diễn, đầu tư sáng tác, mở trại sáng tác... 

Hằng năm, lực lượng văn nghệ sĩ sáng tác từ 500 đến 700 tác phẩm trên các lĩnh vực VHNT có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của công chúng. Công tác xuất bản sách luôn được quan tâm đầu tư. Triển lãm tranh, ảnh được tổ chức thường xuyên phục vụ các sự kiện chính trị lớn hằng năm; tham gia triển lãm khu vực, quốc gia và quốc tế…

Đặc trưng nội dung nghệ thuật trong các tác phẩm VHNT của tỉnh gắn chặt với đời sống con người vùng sông nước, mang dấu ấn văn hóa Nam bộ sâu đậm, giàu cảm xúc và nhân bản. Tác phẩm nghệ thuật không đơn thuần là sản phẩm tinh thần mà còn là “ký ức sống động” về vùng đất - con người Tiền Giang, góp phần hình thành “bản sắc nghệ thuật” riêng, tạo nên tiếng nói đặc thù trong không gian văn hóa - nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Nhìn lại hoạt động VHNT của tỉnh 50 năm qua với nhiều đổi mới, đa dạng và không ngừng phát triển, tiếp cận với những trào lưu tiến bộ của khu vực, cũng như cả nước. Đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh đã có đóng góp số lượng tác phẩm rất lớn cho đời sống VHNT. Các tác phẩm được tạo ra từ những giá trị chân, thiện, mỹ của con người, thấm nhuần sâu sắc truyền thống dân tộc và tinh thần nhân văn, vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.

Tất cả hoạt động VHNT đều bám sát quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhất là bám sát những nhiệm vụ chính trị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao hằng năm; kịp thời cổ vũ, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động phục vụ các ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước, của tỉnh, tạo lan tỏa tích cực theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng. 

Đồng thời, thông qua các chương trình nghệ thuật, biểu diễn, các sáng tác văn học có nhiều tác phẩm hay, đi cùng năm tháng làm lay động lòng người, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Những cuộc vận động sáng tác, cuộc thi, liên hoan, hội thi diễn ra ngày càng nhiều với sự đầu tư của Nhà nước cùng các nguồn lực xã hội hóa. Đặc biệt hơn, đã phát hiện, bồi dưỡng và tạo ra được những thế hệ văn nghệ sĩ kế thừa có tài năng, lòng đam mê và trách nhiệm trước cuộc sống. 

Mỗi năm, lực lượng hội viên sáng tác hàng trăm tác phẩm trên các lĩnh vực VHNT có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn học, nghệ thuật của công chúng, trong đó nhiều tác phẩm thuộc các chuyên ngành: Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc… đoạt giải cao tại các cuộc thi trong tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế… 

Qua lăng kính của văn nghệ sĩ, những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh đi vào VHNT trở nên đa dạng, phong phú hơn, góp phần động viên các cấp, các ngành có thêm động lực để phấn đấu đưa Tiền Giang vươn lên nâng vị thế trong khu vực.

Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo thành lập Ban Lý luận phê bình VHNT (thuộc Hội VHNT tỉnh); thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm đi sâu phân tích, phê phán những quan điểm sai trái trong VHNT. Thông qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo của cấp ủy và quản lý nhà nước về phát triển lý luận VHNT, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về VHNT. 

Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Cùng với đó, Hội VHNT tỉnh ban hành Quy chế quy định về chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ, viên chức Hội và hội viên, văn nghệ sĩ tỉnh; thường xuyên rà soát bổ sung quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế…

Cùng với hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, phong trào văn nghệ quần chúng của tỉnh cũng phát triển mạnh ở cấp xã, khối cơ quan, trường học, Lực lượng vũ trang. Nhìn chung, chất lượng các phong trào văn nghệ quần chúng đều được nâng lên từ nội dung, hình thức thể hiện, chương trình ngày càng phong phú, đa dạng, thu hút được đông đảo người dân quan tâm và thưởng thức, vừa góp phần tôn vinh những giá trị cao đẹp của thơ ca, giáo dục, nâng cao nhận thức, nhất là thế hệ trẻ, vừa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin định hướng thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuật…

TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Với dự báo trong những năm tới, VHNT đứng trước thời cơ lớn và thách thức mới. Để tiếp tục phát triển VHNT trong giai đoạn mới, Tiền Giang sẽ triển khai, quán triệt, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, VHNT phù hợp với điều kiện, thực tiễn địa phương. 

Tăng cường phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững định hướng chính trị, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý Nhà nước đối với VHNT trong thời kỳ mới, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

Chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu lĩnh vực VHNT có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đảm đương công việc. Tiếp tục quan tâm thực hiện cơ chế, chính sách đầu tư cho hoạt động sáng tác VHNT, nhất là huy động xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo sự đồng bộ trong việc thu hút và khuyến khích các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, vừa phát huy tính sáng tạo của nghệ sĩ, vừa mang tính hiệu quả về kinh tế, xã hội.

Phát huy vai trò, chức năng của Hội VHNT tỉnh, các chi hội chuyên ngành, để thật sự là trung tâm đoàn kết, tập hợp lực lượng văn nghệ sĩ, trí thức, sáng tác ra nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. 

Tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận, phê bình VHNT để thẩm định, đánh giá đúng giá trị tác phẩm, tác giả, phát hiện các giá trị, có tính mới, tham gia điều chỉnh, định hướng, dự báo, cho sự vận động, phát triển của VHNT và hướng dẫn dư luận xã hội; đấu tranh chống các khuynh hướng sáng tác chạy theo thị hiếu tầm thường hoặc trái với đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng.

Tiếp tục phát huy hiệu quả các giải thưởng VHNT của tỉnh; duy trì, mở rộng thêm các cuộc thi, triển lãm, liên hoan cấp tỉnh và tham gia các cuộc thi cấp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nhằm tôn vinh các tác phẩm, công trình VHNT có giá trị về tư tưởng nội dung và hình thức nghệ thuật. Đẩy mạnh quảng bá, phổ biến tác phẩm văn hóa, văn nghệ đến công chúng bằng nhiều hình thức, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân.

HỮU NGHỊ
 

Nguồn: https://baoapbac.vn/van-hoa-nghe-thuat/202504/van-hoc-nghe-thuat-tinh-tien-giang-50-nam-nhin-lai-1039670/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm Việt Nam
Chủ tịch Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài
Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm