Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vang mãi bản hùng ca đại thắng mùa Xuân 1975

Việt NamViệt Nam27/04/2025


Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề “Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Tầm vóc và giá trị lịch sử”. Bên cạnh khẳng định tầm vóc và giá trị lịch sử của đại thắng mùa Xuân 1975, Hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của quân và dân Bình Ðịnh trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Dấu son trong trang sử vàng dân tộc

Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ các nội dung xung quanh chủ đề đặt ra, trong đó nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đại thắng mùa Xuân 1975, đồng thời đúc kết những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trong diễn văn bế mạc Lễ kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1.9.1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất,
Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”. Nhắc lại lời Bác, TS Phạm Văn Nam, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, nhìn nhận: Tổng tiến công vang dội mùa Xuân năm 1975 và kết thúc rạng rỡ vào ngày 30.4.1975 là biểu tượng sáng ngời về tinh thần đoàn kết dân tộc và tinh thần anh dũng, kiên cường, bất khuất trước kẻ thù của các chiến sĩ, đồng bào “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. 

Quang cảnh Hội thảo Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Tầm vóc và giá trị lịch sử. Ảnh: H.THU

Theo TS Nguyễn Huỳnh Huyện, Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là mốc son chói lọi nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam, được “Bộ Chính trị khẳng định là đại thắng”. Ông Huyện cho biết: Theo các nhà nghiên cứu thì đại thắng mùa Xuân năm 1975 mang nhiều ý nghĩa: Kết thúc thắng lợi 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đánh dấu thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, đó là kỷ nguyên thống nhất cả nước đi lên CNXH, đổi mới và hội nhập quốc tế. Đây cũng là sự kiện kết tinh truyền thống yêu nước, đỉnh cao của đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong thời đại Hồ Chí Minh.

Qua nghiên cứu, phân tích bộ tài liệu “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trực tiếp viết khi tham gia chiến trường miền Nam, Th.S Trần Ngọc Hồng (Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường Chính trị tỉnh) có căn cứ để phản bác những luận điệu đi ngược lại lợi ích dân tộc là xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn của thế lực phản động, nhằm kích động chia rẽ sự đoàn kết dân tộc, bôi nhọ lý tưởng cách mạng và đánh tráo ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta. “Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức để người dân, nhất là lớp trẻ cảnh giác, không bị lôi kéo vào luận điệu sai trái mà thế lực phản động giăng ra, nhất là trên không gian mạng như hiện nay”, ông Hồng nhấn mạnh.

Bình Định hòa vào bản hùng ca đại thắng

Các tham luận, ý kiến thảo luận tại Hội thảo còn làm rõ những đóng góp kịp thời, đầy ý nghĩa của tỉnh Bình Định trong thời khắc quyết định của dân tộc.

Theo TS Nguyễn Triều Tiên (Phòng Lý luận chính trị, Lịch sử Đảng và Khoa giáo, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy), ngay sau ngày giải phóng toàn tỉnh (31.3.1975), dù còn rất nhiều nhiệm vụ nặng nề trước mắt, nhưng Đảng bộ tỉnh đã lập tức động viên quân và dân khẩn trương, tích cực đóng góp nhân tài, vật lực phục vụ chiến trường phía Nam và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy mở rộng (10 - 13.4.1975) nêu rõ: “Động viên cao độ sức người, sức của phục vụ đắc lực cho công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam”.

Toàn tỉnh dấy lên phong trào “Tuần lễ lạc quyên” đóng góp tiền, lương thực, thực phẩm và một phần chiến lợi phẩm như khí tài, quân trang, quân dụng thu được của địch để phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tỉnh Bình Định cũng đưa 600 TNXP và 2.000 dân công tham gia phục vụ chiến đấu. Chỉ trong tháng 4.1975, đã có trên 7.000 ĐVTN tham gia bộ đội và du kích, hàng trăm ĐVTN tình nguyện vào bộ đội chủ lực tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Theo Th.S Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh, kỷ niệm 50 năm thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (30.4.1975 - 30.4.2025) là dịp để nhìn lại vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân trong những ngày chuẩn bị và đấu tranh anh dũng giải phóng tỉnh Bình Định mùa Xuân năm 1975.

Kể từ sau ngày Hiệp định Paris được ký kết (27.1.1973), trên chiến trường tỉnh Bình Định, cục diện chiến tranh ngày càng có lợi cho cách mạng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, quần chúng nhân dân có nhiều chuyển biến tốt, tích cực hỗ trợ và phục vụ đắc lực cho LLVT tổ chức đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm của địch.

Năm 1973, hơn 358 nghìn lượt quần chúng đấu tranh chính trị và binh địch vận… Vai trò của quần chúng nhân dân được phát huy trên mọi lĩnh vực, góp phần đánh bại nhiều thủ đoạn, âm mưu hết sức thâm độc, xảo quyệt của chính quyền địch.

Ông Anh đúc kết bài học kinh nghiệm: Quán triệt quan điểm của Đảng lấy “dân làm gốc”, phát huy sức mạnh của quần chúng, dựa vào quần chúng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, giành thắng lợi…

HOÀI THU



Nguồn: https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=1&macmp=2&mabb=355041

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Người dân chờ đợi 5 tiếng để chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ trên bầu trời TPHCM
Trực tiếp: Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025
Cận cảnh nút giao thông tại Quy Nhơn khiến Bình Định chi hơn 500 tỷ cải tạo
Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào hợp luyện diễu binh ở TP.HCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm