Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vì sao Myanmar dễ xuất hiện động đất mạnh?

Báo Thanh niênBáo Thanh niên28/03/2025

Myanmar có vị trí địa lý nằm trên đới đứt gãy Sagaing dài 1.200 km, được cho là nguyên nhân khiến nước này thường xảy ra những trận động đất mạnh.


Trận động đất 7.7 độ Richter tại Myanmar ngày 28.3 không chỉ gây thiệt hại cho nước này, mà ảnh hưởng còn lan rộng sang nhiều nước trong khu vực. Reuters dẫn lời Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechachai cho hay 3 người được xác nhận đã thiệt mạng do trận động đất. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ Thái Lan đang tìm cách giải cứu 81 người vẫn còn mắc kẹt trong đống đổ nát của một tòa nhà bị sập ở thủ đô Bangkok.

Tại Myanmar, AFP dẫn lời một bác sĩ tại bệnh viện ở thủ đô Naypyidaw cho biết khoảng 20 người thiệt mạng. Trận động đất còn khiến nhiều nhà cửa, công trình bị hư hại nghiêm trọng.

 - Ảnh 1.

Ngôi nhà tại thành phố Mandalay, Myanmar sụt về một bên sau động đất ngày 28.3

Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rủi ro động đất tại Myanmar đến từ đới đứt gãy Sagaing, một đứt gãy lớn, nằm giữa mảng kiến tạo Ấn Độ và mảng Sunda. Đứt gãy Sagaing có liên quan đến các trận động đất đáng chú ý bao gồm trận động đất mạnh 7,7 độ Richter vào năm 1946 và trận 6,8 độ vào năm 2012. Điều này nêu bật hoạt động địa chấn của khu vực.

Nhân chứng động đất Myanmar: 'Tòa nhà 5 tầng sụp đổ trước mắt'

Theo trang News18, đứt gãy Sagaing liên quan đến hai khối đất di chuyển ngang qua nhau, với tốc độ di chuyển ước tính từ 11 mm đến 18 mm mỗi năm. Sự dịch chuyển liên tục tạo ra những va chạm và cuối cùng giải phóng thành động đất. Tốc độ dịch chuyển đo được lên đến 18 mm mỗi năm, cho thấy những chuyển động đáng kể và qua đó tích tụ năng lượng, cuối cùng khi va chạm gây ra những trận động đất mạnh.

 - Ảnh 2.

Căn nhà tại thành phố Mandalay, Myanmar đổ sập sau trận động đất

Động đất xảy ra khi các mảng kiến tạo của trái đất chuyển động ngược nhau, tạo ra ma sát. Sự chuyển động đột ngột này dọc theo đới đứt gãy khiến mặt đất rung chuyển dữ dội và đôi khi có thể dẫn đến lở đất, lũ lụt và sóng thần.

Myanmar là một trong những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất. Theo Bản đồ rủi ro động đất toàn cầu, Myanmar nằm trong "vùng đỏ", tức nơi có nguy cơ xảy ra động đất ở mức trung bình - cao.

Giới chức Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở 6 khu vực. Trong khi tại Thái Lan, chính phủ nước này tuyên bố Bangkok là "vùng thảm họa" và lãnh đạo Bangkok đã được giao nhiệm vụ điều phối nỗ lực ứng phó, theo Reuters.



Nguồn: https://thanhnien.vn/vi-sao-myanmar-de-xuat-hien-dong-dat-manh-18525032820013668.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm