Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vượt khó, giảm nghèo ở xã biên giới La Êê

ĐNO - Được thành lập từ việc sáp nhập xã La Êê và xã Chơ Chun của huyện Nam Giang cũ, La Êê (TP.Đà Nẵng) là xã biên giới còn nhiều khó khăn. Do đó, mục tiêu mà địa phương hướng đến trong giai đoạn tới là phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa.

Báo Đà NẵngBáo Đà Nẵng23/07/2025

ch2.jpg
Xã La Êê chuẩn bị chu đáo Đại hội đại biểu Đảng bộ xã. Ảnh: XÃ LA ÊÊ

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, dù gặp ảnh hưởng về thiên tai, dịch bệnh, hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, nhưng hầu hết mục tiêu đề ra của xã La Êê đều cơ bản hoàn thành.

Tính đến đầu năm 2025, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn xã đạt 805ha (diện tích cây lương thực có hạt 437 ha; sản lượng 1.100 tấn, tăng 126,52% so với năm 2020); tổng đàn gia súc ước đạt 1.850 con, gia cầm đạt trên 7.000 con.

Lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chuyển biến khá tích cực. Xã đã giao khoán bảo vệ rừng cộng đồng khoảng 4.436ha. Giai đoạn 2021 - 2024 xã La Êê đã trồng rừng gỗ lớn phân tán trong dân được 389,7ha. Chất lượng rừng không ngừng được nâng lên với độ che phủ rừng trên địa bàn xã đạt hơn 71%.

Là vùng biên giới xa xôi, địa hình cách trở nhưng nhờ sự quan tâm về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng của nhà nước sau 5 năm, đã có 31 công trình được xây dựng trên địa bàn với tổng nguồn vốn hơn 51,7 tỷ đồng.

Điểm sáng ở vùng cao này là tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác đạt 100%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên 90%. Tất cả 100% thôn có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; cơ sở vật chất văn hóa, thể thao được đầu tư, nâng cấp gắn với bảo tồn hiệu quả các lễ hội truyền thống dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng.

Thêm nữa, hơn 70% cơ sở trường lớp được đầu tư chuẩn hóa, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn chiếm 97,8% (trên chuẩn 90%); duy trì ổn định 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 và tốt nghiệp THCS đạt 100%; tỷ lệ bao phủ vắc xin trên 99,7%.

ch1.jpg
Dọn sạch cỏ, cây tạp lấn dọc hai bên đường giao thông nông thôn ở xã La Êê. Ảnh: XÃ LA ÊÊ

Đáng chú ý, tuy hộ nghèo vẫn còn cao, nhưng so với đầu nhiệm kỳ đã giảm đáng kể (xã La Êê cũ từ 80% năm 2021 giảm xuống còn 40,28% vào năm 2024; hộ nghèo xã Chơ Chun cũ từ 86% năm 2021 giảm xuống còn 49,09% năm 2024). Đến nay, xã La Êê đã hoàn thành xây dựng 115 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí 6,9 tỷ đồng.

Nhiệm kỳ tới, xã La Êê chú trọng giảm nghèo bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Trước mắt, phấn đấu duy trì tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 810ha (diện tích cây lương thực có hạt là 450ha, tổng sản lượng đạt 1.100 tấn/năm); tổng đàn gia súc 1.880 con/năm; tổng đàn gia cầm trên 7.000 con/năm. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 5-6%...

Theo ông Nguyễn Đăng Chương – Bí thư Đảng ủy xã La Êê, bên cạnh công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu năng, hiệu lực bộ máy chính quyền; tập trung cải cách hành chính, chuyển đổi số…, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã sẽ tiếp tục được triển khai theo định hướng nông - lâm nghiệp; dịch vụ - thương mại.

Tận dụng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, lồng ghép các mô kinh kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Đẩy mạnh chăn nuôi các loại vật nuôi truyền thống như gà, bò, heo cỏ bản địa theo quy mô vừa phải có chuồng trại; nghiên cứu thí điểm mô hình nuôi cá nước lạnh. Đồng thời, phát triển các mô hình gạo rẫy, nếp than, xây dựng thương hiệu tiêu thụ ra thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân...

“Xã sẽ vận dụng linh hoạt, hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của trung ương, của thành phố nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn có tính kết nối liên vùng, thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”

Ông Nguyễn Đăng Chương – Bí thư Đảng ủy xã La Êê

ch.jpg
Nhiệm kỳ tới, xã La Êê chú trọng đầu tư giống heo đen bản địa nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Ảnh: VĨNH LỘC

Cũng theo ông Nguyễn Đăng Chương, bên cạnh phát triển các loại cây bản địa xã sẽ thử nghiệm trồng một số loại cây như trám đen, kiềng kiềng, mùn đen… theo hướng trồng rừng gỗ lớn. Từng bước hình thành vùng dược liệu tập trung như cây bảy lá, sâm cau, ba kích, đẳng sâm.

Nguồn: https://baodanang.vn/vuot-kho-giam-ngheo-o-xa-bien-gioi-la-ee-3297638.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện
Hà Nội lạ thường trước giờ bão Wipha đổ bộ
Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm