Rau màu trong vùng Ngọt hóa Gò Công vẫn xanh tốt nhờ nguồn nước tưới được đảm bảo. |
Theo ghi nhận, độ mặn tại một số điểm đo trong ngày 14-4 giảm so với những ngày trước. Cụ thể, trên sông Tiền, tại cống Xuân Hòa (huyện Chợ Gạo) độ mặn cao nhất là 0,74 g/l; Vàm Tân Mỹ Chánh 0,59 g/l; Công viên Thủ Khoa Huân (TP. Mỹ Tho) 0,5 g/l.
Trên sông Hàm Luông, tại Vàm Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) độ mặn cao nhất là 0,2 g/l. Trên sông Vàm Cỏ Tây, tại cầu Tân An, TP. Tân An, tỉnh LongAn, độ mặn cao nhất là 0,9 g/l.
Trước diễn biến của xâm nhập mặn trên, tại vùng Dự án Ngọt hóa Gò Công, cống Xuân Hòa lấy gạn nước ngọt. Nhờ xâm nhập mặn giảm nên những ngày qua, cống Xuân Hòa lấy gạn được nước ngọt để bổ sung cho vùng Ngọt hóa Gò Công.
Nhờ đó, mực nước trên kinh trục chính trong vùng Ngọt hóa Gò Công đã tăng lên đáng kể, hiện dao động từ +0,09 đến +0,12 m. Với mực nước hiện tại, nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong vùng Ngọt hóa Gò Công vẫn đảm bảo trong mùa khô.
Tại Dự án Bảo Định, cống Bảo Định, Xoài Hột vận hành lấy nước; Gò Cát đóng. Mực nước trên kinh trục chính từ +0,5 đến +0,56 m.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, hiện xâm nhập mặn đã đạt đỉnh và sẽ tiếp tục giảm trong những ngày tới.
ANH THƯ
Nguồn: https://baoapbac.vn/xa-hoi/202504/xam-nhap-man-giam-muc-nuoc-trong-vung-ngot-hoa-go-cong-tang-dan-1039736/
Bình luận (0)