Các loại rau họ cải
Các loại rau thuộc họ cải như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ… là những loại rau thường được khuyên dùng cho người mắc bệnh thận. Bởi trong các loại rau họ cải có nhiều chất chống oxy hóa và cực kỳ bổ dưỡng.
Chúng đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư thận. Đặc biệt, đối với các loại rau họ cải này, sử dụng để tăng sức khỏe cho thận có thể chế biến và dùng rất linh hoạt (có thể ăn sống, hấp, luộc, nấu canh…).
Quả mọng (nho, dâu, táo, lựu)
Các loại quả mọng có ích cho sức khỏe con người, hỗ trợ giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch. Một số loại quả thuộc nhóm quả mọng là: Việt quất, dâu tây, mâm xôi, lựu, táo... Trong quả mọng chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa (flavonoid, polyphenol)...
Các loại quả mọng là dễ ăn, dễ tìm mua và không mất công sức chế biến.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn quả mọng làm giảm yếu tố gây xơ vữa động mạch. Ví dụ như: Cholesterol LDL tăng cao, huyết áp, lượng đường trong máu... Ngoài ra, quả mọng còn giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch nhờ giảm tích tụ cholesterol, giảm viêm và bảo vệ tế bào.
Các loại quả mọng là dễ ăn, dễ tìm mua và không mất công sức chế biến. Bạn nên ngâm các loại quả trong nước muối, sau đó rửa sạch 1 lần nữa rồi ăn trực tiếp. Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm quả mọng với sữa chua không đường hoặc xay thành sinh tố để uống.
Trà xanh
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, trà xanh giúp hạ thấp mức LDL và tổng cholesterol trong cơ thể. Hợp chất chính trong trà xanh là Catechin, nhóm chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm mức độ viêm và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, Catechin còn chứa EGCG hỗ trợ ức chế sự kết tụ tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Bạn có thể dùng trà xanh để chế biến nhiều loại bánh và nước uống
Trà xanh trái cây: Bạn pha lá trà xanh, sau đó ướp cùng các loại trái cây nhiệt đới hoặc dùng mứt trái cây để tạo vị.
Bạn pha lá trà xanh, sau đó ướp cùng các loại trái cây nhiệt đới hoặc dùng mứt trái cây để tạo vị.
Các loại bánh và kem: Trà khô nghiền thành bột, sau đó trộn với nguyên liệu làm bánh và kem, có vị đắng nhẹ ngon miệng.
Khi sử dụng trà xanh, bạn không nên uống quá nhiều hoặc dùng vào buổi tối. Ngoài ra, các trường hợp đang bị thiếu sắt (thiếu máu) nên hạn chế sử dụng trà xanh.
Rau cần tây & rau bina là thực phẩm làm sạch mạch máu
Cần tây và rau bina là nguồn cung cấp nitrat dồi dào, giúp cải thiện chức năng mạch máu và giảm viêm. Ngoài ra, trong 2 loại rau này còn chứa nhiều kali, chất xơ,... ngăn ngừa vôi hóa mạch máu. Nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, một khẩu phần cần tây & rau bina mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm 12-18% nguy cơ mắc bệnh tim.
Hai loại rau này có nhiều cách chế biến món ăn khác nhau
Nước ép: Kết hợp cần tây và rau bina với các loại trái cây như táo, dưa chuột để tạo ra ly nước ép thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất.
Cần tây và rau bina là nguồn cung cấp nitrat dồi dào, giúp cải thiện chức năng mạch máu và giảm viêm.
Salad: Trộn rau cần tây, rau bina với các loại rau, trái cây, hạt và yến mạch, kết hợp với các loại sốt.
Nấu món xào, nấu canh: Bạn có thể thêm hai loại rau vào thực đơn hàng ngày bằng các món rau xào, rau luộc.
Cà chua
Cà chua chứa sắc tố carotenoid lycopene giúp: Giảm viêm, tăng cholesterol HDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, cà chua còn có nhiều Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể nấu nhiều món ăn từ cà chua như:
Súp cà chua: Bạn nấu nhừ cà chua, kết hợp với các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây. Nước ép cà chua: Nước ép cà chua cung cấp lượng lớn lycopene và nhiều chất dinh dưỡng có lợi.
Các món ăn khác: Canh cà chua trứng, canh chua, cà chua hầm thịt bò,...
Hành tây
Hành tây chứa các hợp chất lưu huỳnh giúp ngăn ngừa viêm mạch máu, ức chế sự kết tụ của tiểu cầu trong máu. Ngoài ra, trong hành tây giàu kali, giúp điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng cho thành mạch máu. Một nghiên cứu lớn kéo dài 15 năm chứng minh rằng, sử dụng nhóm rau Allium như hành tây sẽ giảm nguy cơ tử vong do xơ vữa động mạch.
Bạn cũng có thể sử dụng hành tây trong các món xào, món hầm hoặc món canh.
Bạn có thể ăn hành tây sống bằng cách thái nhỏ và trộn vào salad. Vì hành tây sống chứa nhiều dưỡng chất hơn so với khi đã nấu chín. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hành tây trong các món xào, món hầm hoặc món canh.
Mướp đắng
Bài viết của TS Trần Văn Chiến trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, mướp đắng rất giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất. Mướp đắng có tác dụng trong việc giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, mướp đắng còn có thể kích thích bài tiết insulin, tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu.
Quả việt quất
Ngoài rau họ cải, quả việt quất cũng là loại thực phẩm có chất chống oxy hóa cực cao, chúng có thể bảo vệ gan khỏi bị hư hại. Có nhiều nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng, toàn bộ quả việt quất có thể giúp giữ cho gan khỏe mạnh.
Sử dụng quả việt quất, có thể ăn trực tiếp hoặc bằng cách trộn chúng vào sữa chua, bột yến mạch hay xay sinh tố để uống đều được.
Có nhiều nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng, toàn bộ quả việt quất có thể giúp giữ cho gan khỏe mạnh.
Cà rốt
Củ cà rốt được nhiều người biết đến với hàm lượng vitamin A cao, ăn có tác dụng cải thiện thị lực cho đôi mắt. Bật mí thêm, ngoài tốt cho thị lực cà rốt cũng là một trong những thực phẩm có thể giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II và giảm sự hấp thụ cholesterol.
Đặc biệt, trong trường hợp sử dụng cà rốt sống, sẽ cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất xơ có tên là pectin, chất có khả năng giúp giảm cholesterol trong máu, giảm độc tố tích tụ trong máu và đồng thời giảm gánh nặng cho thận.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cac-loai-rau-qua-giup-ban-thanh-loc-mau-cuc-hieu-qua-172250416114433282.htm
Bình luận (0)