Theo báo cáo công bố, SIPAS là một trong các nội dung quan trọng để đưa vào đánh giá, xác định Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của thành phố (chiếm tỷ lệ 10% tổng số điểm Chỉ số PAR INDEX). Đối tượng, phạm vi điều tra xã hội học trên địa bàn thành phố Hà Nội là người dân ở độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Phạm vi điều tra: Thực hiện khảo sát tại 6 quận, huyện, thị xã, gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Sơn Tây, Đông Anh, Quốc Oai, Ba Vì. Mỗi đơn vị cấp huyện chọn 3 đơn vị cấp xã (tổng toàn thành phố: 18 đơn vị cấp xã được chọn mẫu). Mỗi đơn vị cấp xã chọn 2 thôn, tổ dân phố (tổng toàn thành phố là 36 thôn, tổ dân phố được chọn mẫu). Mỗi thôn, tổ dân phố lập danh sách và chọn 250 hộ gia đình (tổng toàn thành phố tối đa là 9.000 chủ hộ/người đại diện để khảo sát).
Kết quả Chỉ số Hài lòng - SIPAS năm 2024 của thành phố Hà Nội đạt 86,50% (tăng 2,93%); xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố, tăng 10 bậc so với năm 2023 (năm 2023 xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố); cao hơn so với Chỉ số hài lòng chung của cả nước (SIPAS chung của cả nước năm 2024 đạt 83,94%).
Kết quả các chỉ số cụ thể: Chỉ số Hài lòng của người dân đối với việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách: Đạt 86,51% (tăng 3,05%), tăng 12 bậc so với năm 2023, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số Hài lòng của người dân đối với việc cung ứng dịch vụ hành chính công: Đạt 86,49% (tăng 2,77%), tăng 8 bậc so với năm 2023, xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố. So với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Hà Nội đứng thứ 2/6 tỉnh, thành phố.
Nguồn: https://hanoimoi.vn/chi-so-sipas-cua-thanh-pho-ha-noi-xep-thu-11-63-tinh-thanh-pho-698090.html
Bình luận (0)