Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chưa điều chỉnh phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026

Sáng 24-4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026.

Hà Nội MớiHà Nội Mới24/04/2025

ubtvqh5.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình. Ảnh: media.quochoi.vn

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong đó có các chủ trương mới, liên quan trực tiếp tới phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước, như việc sắp xếp tổ chức bộ máy, miễn học phí, bảo đảm trật tự, an ninh, quốc phòng, ưu tiên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giáo dục - đào tạo…

Việc sửa đổi sẽ làm căn cứ để Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2026; xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và số bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng địa phương.

Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày và ý kiến thảo luận tại phiên họp đề nghị chưa xem xét, ban hành Nghị quyết vào thời điểm này.

Nguyên nhân do tờ trình, thời điểm 30-4-2025 là thời gian lấy làm căn cứ để xác định các chỉ tiêu, định mức liên quan đến đơn vị hành chính quy định tại dự thảo Nghị quyết; nhưng căn cứ tình hình thực tế, căn cứ vào các văn bản sẽ trình các cơ quan có thẩm quyền thì việc sắp xếp lại bộ máy sẽ có nhiều thay đổi sau thời điểm trên.

ubtvqh6.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: media.quochoi.vn

Vì vậy, thời điểm xây dựng phương án về định mức phân bổ như tờ trình của Chính phủ là chưa phù hợp do khi có sự thay đổi sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, địa giới hành chính, việc áp dụng định mức tại các địa phương này không chỉ là việc thực hiện cộng cơ học mà cần được đánh giá tổng thể, có gắn với yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, đầu mối quản lý và nhu cầu phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn có địa giới hành chính mới. Việc áp dụng nhiều định mức khác nhau trên địa bàn một xã sau khi sáp nhập có thể gây khó khăn trong quản lý, điều hành.

Sau khi sắp xếp bộ máy chính trị, địa giới hành chính, việc xác định phân loại 4 vùng theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước đó có thể sẽ không còn phù hợp. Theo đó không đủ căn cứ pháp lý để làm cơ sở xây dựng định mức phân bổ áp dụng trong năm 2026 và các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, một số liên quan đến nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên trong dự thảo Nghị quyết đang được sửa đổi: Luật Ngân sách nhà nước đã bỏ Kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm; thời kỳ ổn định ngân sách và tỷ lệ điều tiết; một số chính sách mới dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ chín có tác động đến các tiêu chí, định mức chi thường xuyên tại các địa phương.

ubtvqh7.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục cập nhật tình hình, bám sát việc sửa đổi Luật, nghị quyết liên quan tại kỳ họp thứ chín, tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sau kỳ họp thứ chín.

Nguồn: https://hanoimoi.vn/chua-dieu-chinh-phan-bo-du-toan-chi-thuong-xuyen-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2026-700169.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Về với đại ngàn
Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm