Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hành lang pháp lý quan trọng để thúc đẩy phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo

Chiều 7-7, Bộ KH-CN tổ chức họp báo giới thiệu các nội dung cơ bản của 5 luật do Bộ KH-CN chủ trì soạn thảo, vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng07/07/2025

5 luật gồm: Luật KH-CN và đổi mới sáng tạo; Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử.

Hop bao Bo KHCN 1.jpg
Quang cảnh cuộc họp báo

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Xuân Định cho biết, việc Quốc hội thông qua 5 đạo luật lần này là bước cụ thể hóa mạnh mẽ các định hướng lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị cùng những nghị quyết khác; đặc biệt là việc hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy các động lực phát triển mới là KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

“Các đạo luật không chỉ tạo nền tảng pháp lý để triển khai hiệu quả các chính sách, chiến lược quốc gia về KH-CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý nhà nước, đặc biệt khi hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp đang bước vào giai đoạn vận hành thực tế", Thứ trưởng Lê Xuân Định nhấn mạnh.

Thu truong Le Xuan Dinh 2.jpg
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu tại cuộc họp báo

Theo Thứ trưởng Lê Xuân Định, mặc dù đều được khởi thảo cách đây 1-2 năm, nhưng nội dung của các luật này đã được xây dựng lại gần như toàn diện, với tinh thần tiếp thu sâu sắc các chủ trương, tư tưởng lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 22-12-2024. Bộ KH-CN kỳ vọng, với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học và sự vào cuộc tích cực của các cơ quan báo chí trong việc lan tỏa mạnh mẽ những nội dung cốt lõi của 5 đạo luật sẽ là đóng góp thiết thực, đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống, góp phần tạo sự chuyển biến thực chất, xây dựng một nền KH-CN tiên tiến, đổi mới sáng tạo toàn diện và chuyển đổi số hiệu quả

* Luật KH-CN và đổi mới sáng tạo (có hiệu lực từ ngày 1-10-2025) thể hiện sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển, lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật và đặt ngang hàng với KH-CN. Đổi mới sáng tạo được kỳ vọng đóng góp 3% vào tăng trưởng GDP, trong khi KH-CN chỉ đóng góp 1%.

* Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực từ ngày 1-1-2026) thể hiện tư duy quản lý mới, chuyển từ mô hình quản lý hành chính sang quản lý chất lượng theo rủi ro; từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên dữ liệu và công nghệ số; từ cơ chế khuyến khích sang ràng buộc trách nhiệm, minh bạch và có chế tài xử lý nghiêm.

* Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 1-1-2026) đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong tư duy và phương thức quản lý lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng. Lần đầu tiên, chiến lược tiêu chuẩn quốc gia được luật hóa như một công cụ định hướng dài hạn; đồng thời thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Luật cũng quy định nguyên tắc “một sản phẩm - một quy chuẩn” trên toàn quốc, chấm dứt chồng chéo quản lý và tăng hiệu quả thực thi. Đặc biệt, cơ chế thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp công nghệ cao tiếp cận nhanh thị trường.

* Luật Công nghiệp công nghệ số (có hiệu lực từ ngày 1-1-2026) là bước ngoặt lớn trong việc thiết lập khung pháp lý cho các lĩnh vực mới như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và tài sản số. Luật quy định chiến lược phát triển chip chuyên dụng, liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với AI, luật đưa ra nguyên tắc “lấy con người làm trung tâm”, yêu cầu sản phẩm công nghệ số AI phải có dấu hiệu nhận dạng, Nhà nước dành chính sách ưu đãi cao nhất cho thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, triển khai, sử dụng trí tuệ nhân tạo. Đây cũng là lần đầu tiên tài sản số bao gồm tài sản ảo và tài sản mã hóa được bảo đảm quyền sở hữu, giao dịch và bảo mật…

* Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử (có hiệu lực từ ngày 1-1-2026), tạo lập khung pháp lý toàn diện, phù hợp với hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Luật xác định điện hạt nhân là chiến lược quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, giảm phát thải carbon; quản lý an toàn, an ninh hạt nhân được thống nhất bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/hanh-lang-phap-ly-quan-trong-de-thuc-day-phat-trien-kh-cn-va-doi-moi-sang-tao-post802837.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm