Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Làm thế nào để phát hiện bệnh viễn thị ở trẻ em?

Viễn thị là một loại tật khúc xạ gây ra các rối loạn chức năng thị giác nặng nề như: nhược thị, lác mắt, rối loạn chức năng thị giác 2 mắt.

Báo Đồng NaiBáo Đồng Nai08/05/2025

Khám mắt định kỳ cho trẻ nhỏ để phát hiện, điều trị sớm các tật khúc xạ. Ảnh:A.Yên
Khám mắt định kỳ cho trẻ nhỏ để phát hiện, điều trị sớm các tật khúc xạ. Ảnh:A.Yên

Mắt viễn thị là mắt thiếu lực khúc xạ hội tụ, làm cho hình ảnh của mọi vật hội tụ ra phía sau võng mạc dẫn đến mắt nhìn mờ ở cả khoảng cách xa lẫn gần. Để nhìn rõ hơn, mắt luôn phải điều tiết làm tăng lực khúc xạ để đưa hình ảnh của vật ra phía trước và nằm trên võng mạc.

Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội - Đồng Nai, TS-BS Đặng Xuân Nguyên cho biết, trẻ em mới sinh ra luôn bị viễn thị nhưng độ viễn sẽ giảm dần khi trẻ ngày một lớn, đó gọi là quá trình chính thị hóa. Đến 2-3 tuổi, độ viễn khoảng 1-2 độ và đến độ tuổi đi học, mắt sẽ không còn viễn thị nữa.

Với những mắt có bất thường như trục nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc quá dẹt, quá trình chính thị hóa không hoàn thiện thì sẽ bị viễn thị với các mức độ khác nhau.

Những biểu hiện của viễn thị như: trẻ nhỏ thường hay dụi mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt, có thể xuất hiện lác mắt. Chứng lác mắt có thể là một tật đi kèm với viễn thị, cũng có thể là một tật do viễn thị gây ra.

Trẻ lớn hơn có thể kêu mắt nhức mỏi, nhìn mờ do mắt luôn phải điều tiết, có thể gây mất cân bằng giữa độ điều tiết và độ quy tụ nên dẫn đến mắt bị lác. Kết quả là mắt bị nhược thị (không nhìn được rõ mặc dù được chỉnh kính tối đa). Nhược thị có thể xảy ra ở cả 2 mắt hoặc ở một mắt, đặc biệt ở những mắt bị viễn thị nặng hơn, làm giảm chức năng thị giác 2 mắt như: không nhìn thấy hình nổi, xác định khoảng cách vật không chính xác, ảnh hưởng đến một số nghề nghiệp sau này.

Để điều trị bệnh viễn thị, TS-BS Đặng Xuân Nguyên lưu ý, việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị. Trẻ cần được khuyến khích tham gia các hoạt động liên quan đến thị giác như: vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Mục đích nhằm làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị.

Với những trẻ bị nhược thị thì cần chế độ luyện tập tích cực hơn như bịt mắt lành tập mắt nhược thị, hoặc tập trên các hệ thống máy kích thích hoàng điểm, máy tập thị giác 2 mắt. Bên cạnh đó, trẻ cần được điều trị chứng lác mắt nếu có. Trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng/lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.

An Yên

Nguồn: https://baodongnai.com.vn/xa-hoi/202505/lam-the-nao-de-phat-hien-benh-vien-thi-o-tre-em-2841761/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Ngắm non xanh nước biếc Cao Bằng
Cận cảnh con đường đi bộ xuyên biển 'thoắt ẩn thoắt hiện' tại Bình Định
Tp. Hồ Chí Minh đang vươn mình thành một "siêu đô thị" hiện đại
Tái hiện trận chiến huyền thoại: Bức tranh Panorama Điện Biên Phủ độc nhất Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm