Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ngành chức năng Quảng Nam góp ý nâng cao chất lượng đào tạo lái xe

Ngành chức năng, cơ sở đào tạo lái xe tại Quảng Nam đã có nhiều đề xuất nhằm góp ý xây dựng dự thảo thông tư thay thế Thông tư số 35 ngày 15/11/2024 của Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) với mục tiêu bám sát thực tế, đào tạo học viên có tay lái vững vàng.

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam22/05/2025

anh(1).jpg
Sát hạch lái xe ô tô tại Trung tâm Sát hạch lái xe Minh Sơn Quảng Nam (Thăng Bình). Ảnh: S.C

Thông tư số 35 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Nhưng qua áp dụng, một số quy định còn chưa phù hợp, chưa đúng với thực tế được ngành chức năng địa phương, cơ sở đào tạo lái xe (ĐTLX) và kể cả học viên phản ánh. Ngày 14/5 vừa qua, Bộ Xây dựng đã có Công văn số 3450 gửi các bộ, ngành, đơn vị, địa phương để lấy ý kiến góp ý vào dự thảo thông tư thay thế cho Thông tư số 55.

Mới đây, Sở Xây dựng Quảng Nam đã tham gia góp ý dự thảo thông tư quy định về ĐTLX; đào tạo, kiểm tra cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Theo đó, ngành kiến nghị ban soạn thảo nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với từng hình thức đào tạo. Chẳng hạn, điều 5 của dự thảo thông tư quy định đối với hạng A1, A thì người học lái xe tham dự 100% thời gian học trong chương trình đào tạo được xét hoàn thành khóa đào tạo.

Tuy nhiên, điều 4 của dự thảo lại quy định nội dung học lý thuyết phải học đủ chương trình đào tạo và được lựa chọn một trong các hình thức học sau: tự học các môn lý thuyết theo quy định hoặc học tập trung tại cơ sở ĐTLX.

Phó Giám đốc Sở xây dựng - ông Lê Quang Hiếu cho biết, phụ lục của dự thảo quy định “Tập lái xe trên đường cao tốc hoặc đường cao tốc phân kỳ đầu tư”. Sở kiến nghị ban soạn cân nhắc nội dung này, lý do là việc tổ chức thực hành trên đường cao tốc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn do học viên còn yếu kỹ năng.

Ông Vũ Văn Tuân - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Phú Ninh chia sẻ thêm, các học viên chỉ mới tham gia học, chưa có đủ kỹ năng nên không thể di chuyển với tốc độ tối thiểu quy định (từ 60km/h - 120km/h) trên đường cao tốc.

Thay vào đó đề xuất cho phép các cơ sở đào tạo hướng dẫn học viên học trên ca bin mô phỏng, qua các clip hướng dẫn dựa trên giáo trình ĐTLX tại trang 122 của Cục Đường bộ Việt Nam để học viên hiểu, nắm được cách thức, kỹ năng sau này có điều kiện tham gia giao thông trên cao tốc...

Nhà chuyên môn có thêm đề xuất khác, cần giảm số chiều dài dạy thực hành có gắn DAT xuống còn khoảng 500 - 600km. Như thế, giáo viên có thời gian nhiều hơn tăng cường dạy các tình huống lái xe trong nội thị đông đúc, tiến lui, đỗ xe.

Được biết, DAT (Distance and Time) là thiết bị điện tử được lắp trên ô tô tập lái để giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe bằng cách ghi, lưu trữ, xác thực và truyền nhận thông tin liên quan quá trình dạy và học thực hành.

Ngoài những tiện ích, quá trình thực hành lại xuất hiện tình trạng đối phó khi giáo viên chọn những tuyến đường dài, bằng phẳng để nhanh đạt số ki lô mét cần thiết và đỡ phải hướng dẫn nhiều.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/nganh-chuc-nang-quang-nam-gop-y-nang-cao-chat-luong-dao-tao-lai-xe-3155267.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm