Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ngành nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ấn tượng

Quý I/2025, ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng tăng giá trị, giảm khối lượng trong nhiều mặt hàng chủ lực cho thấy các sản phẩm Việt Nam đã được nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường quốc tế.

Thời báo Ngân hàngThời báo Ngân hàng02/04/2025

Ngành nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ấn tượng

Xét theo thị trường, châu Á dẫn đầu với 42% thị phần, tiếp theo là châu Mỹ (22,5%) và châu Âu (16,6%). Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là ba thị trường lớn nhất, đóng góp đà tăng trưởng vững chắc cho xuất khẩu NLTS. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đang đi theo xu hướng nâng cao giá trị, giảm khối lượng. Điển hình:

Cà phê: Xuất khẩu 509,5 nghìn tấn (-12,9%), nhưng giá trị tăng 49,5%, đạt 2,88 tỷ USD. Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng 71,7%, đạt 5.656 USD/tấn.

Hạt điều: Khối lượng giảm 19,3%, nhưng giá trị tăng 4,3%, đạt 841,1 triệu USD, nhờ giá bình quân tăng 29,1%.

Hạt tiêu: Xuất khẩu giảm 16,7%, nhưng giá trị tăng 37,3%, đạt 323,6 triệu USD.

Cao su: Khối lượng giảm 4,4%, nhưng giá trị tăng 26,1%, đạt 765,8 triệu USD.

Những con số này cho thấy chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm đang mang lại hiệu quả tích cực, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị xuất khẩu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định, Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức từ biến động thương mại quốc tế, chính sách thuế của các quốc gia lớn. Tuy nhiên, nhờ việc chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó, hợp tác với các đối tác quốc tế, ngành nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 64-65 tỷ USD trong năm 2025, hướng đến cột mốc 70 tỷ USD trong những năm tiếp theo.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ NN&PTNT xác định một số giải pháp trọng tâm như sau:

Đẩy mạnh chuyển đổi số: dụng công nghệ trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

Tăng cường chế biến sâu: Khuyến khích đầu tư vào công nghệ chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, giảm tình trạng phụ thuộc vào xuất khẩu thô.

Mở rộng thị trường: Tiếp tục đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và tháo gỡ rào cản để thâm nhập sâu hơn vào thị trường mới.

Phát triển bền vững: Thực hiện các tiêu chuẩn xanh, bền vững theo yêu cầu của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời đẩy mạnh mô hình sản xuất hữu cơ.

Với những chiến lược đúng đắn và sự hỗ trợ từ Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để duy trì đà tăng trưởng và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.

Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nganh-nong-lam-thuy-san-tang-truong-an-tuong-162174.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm