Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nghị lực của một người khiếm thị

Dù khiếm khuyết về đôi mắt nhưng anh Nguyễn Văn Ánh, Phó Chủ tịch Hội Người mù (HNM) thành phố Nam Định đã vượt qua mặc cảm, mạnh dạn, năng động trong phát triển kinh tế, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Báo Nam ĐịnhBáo Nam Định11/04/2025

Anh Nguyễn Văn Ánh, Phó Chủ tịch Hội Người mù thành phố Nam Định (ngoài cùng bên trái) bấm huyệt, xoa bóp cho khách hàng tại cơ sở của Hội Người mù thành phố.
Anh Nguyễn Văn Ánh, Phó Chủ tịch Hội Người mù thành phố Nam Định (ngoài cùng bên trái) bấm huyệt, xoa bóp cho khách hàng tại cơ sở của Hội Người mù thành phố.

Sinh ra khoẻ mạnh, nhưng sau một trận sốt cao năm 16 tuổi đã khiến anh Ánh mất dần thị giác. Đang trong độ tuổi ăn, tuổi học nên việc không còn nhìn thấy ánh sáng khiến anh rơi vào trạng thái buồn bã, tuyệt vọng. Thời gian đầu sau biến cố đó, anh luôn bi quan, chán nản và dần thu mình không muốn tiếp xúc với ai. Chấp nhận thực tế phải sống trong bóng tối, anh quyết định theo học nghề xoa bóp, bấm huyệt tại Trung tâm đào tạo - phục hồi chức năng người khiếm thị của HNM Việt Nam. Sau thời gian học nghề, được sự tạo điều kiện của HNM tỉnh và thành phố, anh Ánh đã về làm tại cơ sở bấm huyệt, tẩm quất của HNM thành phố. Với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, sau thời gian tích luỹ và rèn luyện nâng cao tay nghề, anh Ánh đã đứng lên tự mở cơ sở xoa bóp bấm huyệt trên địa bàn thành phố. Cơ sở thành lập, tạo việc làm ổn định cho 5 hội viên khiếm thị với mức lương trung bình từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Anh Trần Văn Tuấn, làm việc tại cơ sở cho biết: “Do bị khiếm thị bẩm sinh nên tôi tìm học nghề xoa bóp, tẩm quất và vào làm tại cơ sở của anh Ánh. Được làm việc ở đây, tôi rất vui vì có người cùng cảnh ngộ chia sẻ. Với mức thu nhập ổn định, đủ để tôi trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không phải phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, người thân”.

Theo anh Ánh, đối với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, việc mưu sinh bằng nghề tẩm quất, bấm huyệt không hề dễ dàng. Để làm được nghề phải trải qua ít nhất ba tháng đào tạo cơ bản và trong quá trình làm việc, cần không ngừng học hỏi, trau dồi để nâng cao tay nghề. Anh đã đi học thêm khóa học về tác động cột sống, các huyệt, dây thần kinh trên cơ thể, đồng thời đi nhiều nơi, học hỏi những người có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Thời gian đầu mới hoạt động, cơ sở của anh gặp nhiều khó khăn do số lượng khách chưa nhiều, thu nhập thấp. Nhưng với sự kiên trì, tay nghề vững vàng và sự tận tâm với nghề, dần dần cơ sở tẩm quất, bấm huyệt của anh được nhiều người biết đến. Mỗi tháng, cơ sở tiếp đón hàng trăm khách hàng. Khách hàng đến đây có nhiều độ tuổi khác nhau từ hơn 20 tuổi đến 60 tuổi phần lớn đều bị các bệnh về đau đầu, vai, gáy do làm việc công sở… Anh Ánh cho biết: “Có được thành quả như hôm nay, tôi luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, HNM thành phố luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể phát huy khả năng, không trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn”.

Với cương vị là Phó Chủ tịch HNM thành phố, anh Ánh luôn năng nổ, nhiệt tình với công tác Hội. Anh dành thời gian để động viên, giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh, tạo niềm tin để họ vươn lên hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Anh luôn gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, động viên, thuyết phục những người khiếm thị trên địa bàn thành phố tham gia tổ chức hội; thường xuyên động viên hội viên không nên ỷ lại vào sự hỗ trợ từ người khác, không để bản thân bị lãng quên trong bóng tối. Bên cạnh đó, anh cùng Thường trực Hội tạo điều kiện cho hội viên học chữ nổi; hướng dẫn hội viên thủ tục vay vốn và định hướng lao động, sản xuất, giúp gia đình hội viên sử dụng đồng vốn đúng mục đích; duy trì các hoạt động nghề trong hội viên như chăn nuôi, buôn bán nhỏ, làm tăm tre, chổi đót... Bởi vậy, hội viên rất quý mến và dành cho anh những tình cảm thân tình. Ông Trần Văn Hoàn, Chủ tịch HNM thành phố Nam Định cho biết: “Anh Nguyễn Văn Ánh là người có tinh thần trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng động, sáng tạo trong định hướng xây dựng và phát triển tổ chức hội cũng như chăm lo đời sống, tạo việc làm cho hội viên”. 

Mất đi đôi mắt sáng, nhưng với ý chí, nghị lực của bản thân, anh Ánh đã trở thành tấm gương sáng cho người khiếm thị nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, tự lập bằng sức lao động của chính mình, hòa nhập với cộng đồng.

Bài và ảnh: Thanh Hoa

Nguồn: https://baonamdinh.vn/xa-hoi/202504/nghi-luc-cua-mot-nguoi-khiem-thi-f7735e1/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm Việt Nam
Chủ tịch Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài
Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm