Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nông dân lên sóng, nông sản lên đời

Báo Nông nghiệp Việt NamBáo Nông nghiệp Việt Nam30/03/2025

QUẢNG NINH Nhờ nền tảng mạng xã hội, người nông dân có thể tiếp cận với nhiều khách hàng, từ đó dễ dàng tiêu thụ nông sản, giảm bớt sự phụ thuộc vào thương lái.


QUẢNG NINH Nhờ nền tảng mạng xã hội, người nông dân có thể tiếp cận với nhiều khách hàng, từ đó dễ dàng tiêu thụ nông sản, giảm bớt sự phụ thuộc vào thương lái.

Anh Trần Danh Đại vui mừng trước những chùm cam trĩu quả. Ảnh: Thanh Phương.

Anh Trần Danh Đại vui mừng trước những chùm cam trĩu quả. Ảnh: Thanh Phương.

Ghé thăm vườn cam của anh Trần Danh Đại (xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) vào thời điểm chính vụ, chúng tôi trầm trồ bởi những cành cây nặng trĩu quả. Nhờ được chăm sóc theo phương pháp hữu cơ, cây cam phát triển tốt, cho quả ngọt và năng suất cao hơn hẳn so với phương pháp canh tác truyền thống và sử dụng phân hóa học.

Với nụ cười nồng hậu, anh Đại vừa đưa chúng tôi đi tham quan vườn cam, vừa nhân tiện quay và chụp những quả cam chín mọng đang khoe sắc vàng trên khắp các sườn đồi.

“Những hình ảnh này tôi sẽ đăng tải lên mạng xã hội và các nhóm bán hàng để giới thiệu, quảng bá nông sản của gia đình mình. Hiện nay, tôi chủ yếu bán hàng trên mạng, khách hàng xem bài và nhắn tin để đặt hàng”, anh Đại hồ hởi chia sẻ.

Cách đây mấy năm, anh Đại lập ra một số hội nhóm bán hàng trên Facebook, mục đích chính là để quảng bá nông sản và tạo nên không gian để bà con nông dân cùng đăng tải bán hàng trên đó. Theo chia sẻ, từ khi có thêm kênh bán hàng trên mạng xã hội, nông sản không chỉ được tiêu thụ dễ dàng mà còn được giá hơn rất nhiều so với bán tại chợ truyền thống.

Anh Đại đăng bài giới thiệu, quảng bá nông sản lên nền tảng mạng xã hội Facebook. Ảnh: Thanh Phương.

Anh Đại đăng bài giới thiệu, quảng bá nông sản lên nền tảng mạng xã hội Facebook. Ảnh: Thanh Phương.

“Thi thoảng tôi cũng livestream trực tiếp tại vườn cam để khách hàng cảm nhận rõ và biết được quy trình thu hoạch cùng chất lượng của sản phẩm. Cũng từ nền tảng mạng xã hội, tôi đã có thêm nhiều khách hàng thân quen, giờ đây cứ đăng bài là khách đặt mua hết”, anh Đại nói.

Nhờ nền tảng mạng xã hội, anh Đại không chỉ bán được hàng mà còn quảng bá được vườn cam để từ đó phát triển thêm mô hình du lịch trải nghiệm.

Không chỉ riêng gia đình anh Đại, nhiều nông dân tại Quảng Ninh đã và đang từng bước tiếp cận với nền tảng mạng xã hội để quảng bá, tiêu thụ nông sản. Có thể kể đến bà Đào Thị Bính (Tổ trưởng tổ hợp tác chè Loan Bính tại xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà), dù đã bước sang tuổi U70 nhưng bà vẫn đều đặn livestream để giới thiệu sản phẩm.

Tại các buổi livestream, bà Bính giới thiệu chi tiết về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ vậy, doanh thu của đơn vị đã tăng 30% so với trước đây.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh đã tích cực hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia các nền tảng tiêu dùng số. Vào ngày 23/5/2024, Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương Quảng Ninh đã tổ chức 2 phiên livestream giới thiệu quả vải chín sớm Phương Nam, từ đó thu hút hàng chục ngàn lượt theo dõi và tương tác.

Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương Quảng Ninh đã tổ chức 2 phiên livestream giới thiệu quả vải chín sớm Phương Nam. Ảnh: Thanh Phương.

Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương Quảng Ninh đã tổ chức 2 phiên livestream giới thiệu quả vải chín sớm Phương Nam. Ảnh: Thanh Phương.

Chia sẻ về hiệu quả của hoạt động này, ông Bùi Văn Trà, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phương Nam (TP Uông Bí) thông tin: Đối với người nông dân, kênh bán hàng qua thương mại điện tử thực sự là hướng đi rất mới mẻ, nhưng có thể thấy được tiềm năng và thế mạnh của nó. Năm 2024, nhờ việc livestream mà quả vải chín sớm Phương Nam được người dân trong và ngoài nước, nhất là những người trẻ biết đến nhiều hơn. Giá trị kinh tế cũng hiệu quả hơn, mỗi cân vải có thể bán được từ 50.000-60.000 đồng, trong khi bán theo hình thức truyền thống thường là từ 35.000-40.000 đồng/kg.

Trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức 22 hội nghị tập huấn cho 1905 lượt người về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời hướng dẫn tạo tài khoản, viết bài, quảng bá sản phẩm, dịch vụ để đăng tải trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; sử dụng phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch điện tử; tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn, ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng QR-code, minh bạch đến người tiêu dùng…

Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền và tinh thần học hỏi, những người nông dân đang ngày càng chủ động ứng dụng chuyển đổi số, từ đó quảng bá, tiêu thụ nông sản một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.



Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/nong-dan-len-song-nong-san-len-doi-d744113.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm