Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thắng lợi của chiến dịch Huế - Đà Nẵng: Bước ngoặt quyết định cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

BDK.VN - Chiến dịch Huế - Ðà Nẵng (từ ngày 21 đến 29-3-1975) là một trong ba chiến dịch giành thắng lợi mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta trong Ðại thắng mùa Xuân năm 1975. (Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch đầu tiên và kết thúc là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử). Thắng lợi nhanh chóng của chiến dịch đã làm tan rã toàn bộ tuyến phòng thủ chiến lược của địch ở miền Trung, tạo bước ngoặt quyết định cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi cuối cùng.

Báo Bến TreBáo Bến Tre14/04/2025

 

Ngày 28-3-1975, pháo binh của quân Giải phóng bắn phá mãnh liệt vào sân bay quân cảng Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai ở miền Nam với gần 1 triệu dân, thuộc tỉnh Quảng Đà; 1 căn cứ quân sự liên hợp lớn với 3 sân bay, 4 hải cảng nên được coi là một mắt xích quan trọng trong phương án co cụm chiến lược của chính quyền và quân đội Sài Gòn.

Địch tổ chức phòng thủ Đà Nẵng thành 2 tuyến: tuyến ngoại vi có Sư đoàn thuỷ quân lục chiến, Sư đoàn Bộ binh 3 và một số đơn vị biệt động, bảo an; tuyến trong do lực lượng còn lại của Sư đoàn 1, một bộ phận của Sư đoàn 2 và các liên đoàn biệt động quân, các đơn vị địa phương quân đảm nhiệm. Địch tuy đông và phòng ngự tại một căn cứ liên hợp hải - lục - không quân hiện đại, nhưng đang ở thế bị bao vây cô lập, tổ chức chỉ huy rối loạn, tinh thần binh lính suy sụp. Sau khi quân ta giải phóng hoàn toàn thành phố Huế vào trưa ngày 25-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố "tử thủ" Đà Nẵng bằng mọi giá.

Về phía ta, trước diễn biến hết sức mau lẹ ở chiến trường, đặc biệt là thắng lợi ở Trị - Thiên, Nam Ngãi, ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Mặt trận Quảng Đà nhằm tiêu diệt quân địch co cụm ở Quảng Đà, thành phố Đà Nẵng. Cùng ngày, Bộ Tổng tư lệnh truyền đạt chỉ thị cho lực lượng chủ lực Quân khu 5 tiến về phía Đà Nẵng, phối hợp với Quân đoàn 2 hình thành thế bao vây từ nhiều hướng, tiến công Đà Nẵng theo tình huống địch rút chạy, với phương châm “nhanh nhất, kịp thời nhất, táo bạo nhât, bất ngờ nhất nhưng chẳc thắng”, quyết định tập trung lực lượng tiến công vào Đà Nẵng.

Đến 15 giờ ngày 29-3, quân ta chiếm lĩnh toàn bộ căn cứ liên hợp Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà; 17 giờ giải phóng hoàn toàn TP. Đà Nẵng. Chiến thắng Đà Nẵng đã kết thúc thắng lợi chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã trực tiếp đập tan âm mưu co cụm chiến lược của địch, cùng với chiến dịch Tây Nguyên góp phần quyết định làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng về mặt chiến lược, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh hoàn toàn có lợi cho ta, đẩy nhanh tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ta đã tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch trong một thời gian ngắn. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã tiêu diệt được nhiều sư đoàn chủ lực của địch, trong đó có nhiều sư đoàn tinh nhuệ như sư thuỷ quân lục chiến, sư 1 bộ binh, sư không quân, loại khỏi vòng chiến đấu 12 vạn tên địch, làm tan rã 137.000 phòng vệ dân sự; ta thu 129 máy bay, 179 tăng thiết giáp, 327 khẩu pháo, hơn 1.100 xe quân sự và tàu xuồng...

***

Thắng lợi của Chiến dịch khẳng định sự nhạy bén, tài tình của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh trong chỉ đạo, điều hành tác chiến chiến dịch, nổi bật là nghệ thuật tạo và nắm thời cơ. Đòn tiến công Huế - Đà Nẵng là sự chuyển hướng tiến công sáng suốt, linh hoạt và rất kịp thời của ta, tạo sự sụp đổ dây chuyền nhanh chóng của địch. Trong quá trình tiến công, quân ta đã nhanh chóng cắt đường 1, chia cắt cô lập Huế và Đà Nẵng, hình thành thế bao vây, tiến công áp đảo bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng từ nhiều hướng, không cho địch kịp đối phó và rút chạy. Đòn tiến công Huế - Đà Nẵng còn là sự kết hợp hoạt động hết sức chặt chẽ, sự chủ động, táo bạo tiến công khi thời cơ đến của quân và dân Quân khu Trị - Thiên, Quân khu 5 cùng Quân đoàn 2 và các đơn vị bộ đội chủ lực đứng chân trên địa bàn, thực sự là đòn tiến công chiến lược có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.

Quân giải phóng hành quân qua cầu Nguyễn Tri Phương, tiến vào Đà Nẵng, ngày 29-3-1975. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Là một trong ba chiến dịch lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng không chỉ là một thắng lợi quân sự vang dội mà còn mang ý nghĩa chiến lược quyết định, đánh sập tuyến phòng thủ kiên cố nhất của địch ở miền Trung, làm tan rã lực lượng quân sự tinh nhuệ của chính quyền Sài Gòn. Thắng lợi này đã mở đường cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đẩy nhanh tiến trình giải phóng hoàn toàn miền Nam.

H. Anh (tổng hợp)

Nguồn: https://baodongkhoi.vn/thang-loi-cua-chien-dich-hue-da-nang-buoc-ngoat-quyet-dinh-cho-chien-dich-ho-chi-minh-lich-su-14042025-a145167.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm Việt Nam
Chủ tịch Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài
Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử
Ngắm san hô biển bạc Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm