Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tọa đàm về các giải pháp chống hàng giả

BẮC GIANG - Sáng 22/4, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Sở Công Thương Bắc Giang tổ chức tọa đàm với chủ đề “Các giải pháp chống hàng giả”. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và một số doanh nghiệp trên địa bàn.

Báo Bắc GiangBáo Bắc Giang22/04/2025


Phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Văn Xuất, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh cho biết, tại Việt Nam, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, nền kinh tế và quyền lợi người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Xuất, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và ông Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương đồng chủ trì tọa đàm.

Tình trạng hàng giả, hàng nhái tại Bắc Giang cũng đang có chiều hướng gia tăng, diễn ra tinh vi trên nhiều lĩnh vực: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp... gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Trong đó, các nhóm hàng bị làm giả, ảnh hưởng bao gồm: Hàng tiêu dùng thiết yếu, quần áo, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, thực phẩm chức năng, phụ tùng xe máy, nông sản đặc sản...

Các hình thức vi phạm như: Làm giả, làm nhái bao bì, logo, nhãn mác, xâm phạm sở hữu trí tuệ; buôn bán qua mạng xã hội, thương mại điện tử không hóa đơn, chứng từ; trà trộn hàng giả vào hàng thật; sản xuất hàng giả ngay tại địa phương với nguyên liệu kém chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Xuất phát biểu đề dẫn tọa đàm.

Các địa bàn thuộc thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên, huyện Lục Nam và Tân Yên là những nơi có nhiều vụ vi phạm. Cao điểm xảy ra sản xuất, buôn bán hàng giả là dịp cuối năm, Tết Nguyên đán, mùa lễ hội.

Mặc dù các lực lượng quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông trên thị trường đã triển khai nhiều biện pháp kiểm tra, xử lý nhưng giá trị hàng hóa vi phạm vẫn gia tăng.

Tại tọa đàm, các đại biểu cùng trao đổi, nêu nguyên nhân gây nên tình trạng sản xuất hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp như: Lợi nhuận từ hàng giả cao, chi phí thấp, mức xử phạt chưa đủ răn đe; quy định pháp luật còn kẽ hở, chứng minh vi phạm mất nhiều thời gian; thiếu trang thiết bị kiểm định nhanh, cơ sở giám định chuyên sâu; sự phối hợp giữa các lực lượng thiếu đồng bộ; người dân chưa có kỹ năng nhận biết, vẫn chuộng hàng giá rẻ, hàng "xách tay"; một bộ phận doanh nghiệp chưa chủ động bảo vệ thương hiệu, giám sát thị trường.

Đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh phát biểu.

Đồng thời nêu các giải pháp phòng ngừa, xử lý. Đại diện Sở Y tế cho rằng, để quản lý tốt các sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giúp người dân có cơ hội tiếp cận các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy đòi hỏi triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế với các ngành có liên quan như Công an, Quản lý thị trường, Thuế và chính quyền địa phương.

Đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh đề xuất, cần siết chặt việc cấp, dán mã QR, mã vạch lên từng sản phẩm hàng hóa bởi đây là một phần quan trọng trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, theo dõi hàng hóa và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp nên chủ động bảo vệ thương hiệu, đầu tư vào tem chống giả và hệ thống phân phối chính hãng; sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng, phục vụ điều tra, xác minh khi có nghi vấn hàng hóa của mình bị các đơn vị khác làm giả. Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đại diện Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đề xuất, cần tăng cường kiểm tra đối với các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp Tết, các mặt hàng cấm, hàng nhập lậu như: Pháo các loại, đồ chơi ảnh hưởng tới sức khoẻ và nhân cách trẻ em, thuốc lá điếu nhập lậu... Chú trọng kiểm tra các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát; sữa chế biến; dầu thực vật; sản phẩm chế biến bằng bột và tinh bột; bánh mứt kẹo; bao bì chứa đựng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác như lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, quần áo may sẵn…

Đại diện Sở Y tế kiến nghị một số giải pháp.

Các ý kiến tại tọa đàm có cùng quan điểm, đó là các cấp, các ngành cần tăng cường kiểm tra, thanh tra, khảo sát và giám sát định kỳ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa, đặc biệt là các cơ sở có dấu hiệu sản xuất, tiêu thụ hàng giả. Xử lý vi phạm nghiêm minh, triệt để. Đặc biệt là xử lý những đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn, có tính chất tổ chức; có chế tài mạnh tay để ngăn chặn tái phạm.

Các cơ quan nhà nước cần công khai và minh bạch các thủ tục cấp giấy phép sản xuất, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin về các sản phẩm chính hãng.

Bên cạnh đó, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần phát huy vai trò nòng cốt của mình, tổ chức các chiến dịch truyền thông, tuyên truyền về cách phân biệt hàng thật - giả, về phương thức, thủ đoạn sản xuất hàng giả của các đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và kiến thức về hàng thật, hàng giả để mỗi người dân tự trở thành những “người tiêu dùng thông thái” khi lựa chọn các sản phẩm hàng hóa. Đồng thời đề xuất, các ngành, lực lượng chức năng, chính quyền các cấp cần tăng cường kiểm tra, tăng cường các chế tài xử phạt, xử lý tận gốc các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.

 

Tin, ảnh: Đại La

Nguồn: https://baobacgiang.vn/toa-dam-ve-cac-giai-phap-chong-hang-gia-postid416616.bbg


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Vì sao Kiên Giang lọt tốp ‘điểm đến thân thân thiện nhất thế giới’
Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm