Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Đẩy mạnh vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong chiến lược phát triển bền vũng

Sáng 21/5 tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, Bộ VHTTDL đã phối hợp cùng Bộ Ngoại giao- Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững".

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch21/05/2025

Hôi thảo diễn ra dưới sự điều hành của ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội, lãnh đạo bộ ngành trung ương, UBND các địa phương sở hữu di sản, các ban quản lý di sản thế giới tại Việt Nam, các chuyên gia, các nhà khoa học trong các lĩnh vực Lịch sử, Khảo cố, Bảo tồn, Bảo tàng, Di sản...

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Đẩy mạnh vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong chiến lược phát triển bền vũng - Ảnh 1.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội thảo

Hội thảo khoa học quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2021 - 2025 của Uỷ bạn Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bản ghi nhớ Hợp tác Việt Nam - UNESCO giai đoạn 2021 - 2025, Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 và các kết luận của Hội nghị Văn hóa toàn quốc nhấn mạnh vai trò của văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương sẽ diễn ra vào thời gian tới.

  • Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương tiếp và làm việc với Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới

    Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương tiếp và làm việc với Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng nhằm mục tiêu đánh giá tổng quan công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thể giới tại Việt Nam, sự đóng góp của di sản thế giới đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương mà đặc biệt là sự tiếp cận cộng đồng.

Thông qua Hội thảo sẽ góp phần nâng tầm và đẩy mạnh vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong chiến lược phát triển bền vũng, đồng thời mở rộng sự tham gia của các bên liên quan đến di sản văn hóa và thiên nhiên như các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và tăng cường cam kết của UBQG UNESCO Việt Nam và UNESCO trong đồng hành cùng chính quyền địa phương và hỗ trợ đơn vị quản lý di sản trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới tại Việt Nam.

Đây cũng là dịp nhằm thể hiện mạnh mẽ cam kết của Việt Nam đối với UNESCO trong việc thực thi nghiêm túc Công ước Di sản thể giới và thể hiện nguyện vọng đóng góp cho công tác bảo tồn di sản thế giới thông qua ứng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 – 2027. Từ đó, đẩy mạnh hơn nữa công tác trao đổi, học tập kinh nghiệm của những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản trong nước và quốc tế. Kết quả tọa đàm sẽ là cơ sở khoa học các khu DSTG đưa ra các phương án tiếp cận cộng đồng vì sự phát triển bền vững của di sản.

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Đẩy mạnh vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong chiến lược phát triển bền vũng - Ảnh 3.

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định, Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" được tổ chức, không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc về lý luận và thực tiễn, mà còn là thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam về trách nhiệm bảo tồn các giá trị quý báu của nhân loại.

Đặc biệt, Hội thảo diễn ra chỉ một ngày sau cuộc tiếp thân mật giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO, trong đó Tổng Bí thư nhấn mạnh Hà Nội không chỉ là thành phố của truyền thống mà còn đang vươn mình trở thành Thủ đô văn minh, hiện đại – một Thăng Long ngàn năm hội tụ giữa quá khứ và tương lai.

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong thời đại số, việc bảo tồn và phát huy di sản cần gắn liền với đổi mới sáng tạo: ứng dụng công nghệ số, tận dụng sức mạnh truyền thông mạng xã hội, phát triển các mô hình đối tác công – tư (PPP) để lan tỏa giá trị di sản đến đông đảo công chúng, nhất là thế hệ trẻ. Đặc biệt, vai trò trung tâm của cộng đồng trong quản lý và gìn giữ di sản – không chỉ với tư cách là người thụ hưởng mà là chủ thể sáng tạo.

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Đẩy mạnh vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong chiến lược phát triển bền vũng - Ảnh 4.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương và Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo đồng chủ trì Hội thảo

"Hội thảo này là một định hướng hết sức đúng đắn, kịp thời và thiết thực, đồng thời góp phần thực hiện những nội dung quan trọng của các hội nghị quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh Tương lai (Future Summit), các cam kết tại Hội nghị P4G vừa qua - nơi Việt Nam thể hiện vai trò trách nhiệm và tích cực trong thúc đẩy hợp tác đa phương vì một tương lai xanh và bền vững. Tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh rằng Việt Nam đang nỗ lực chuyển hóa mạnh mẽ các cam kết chính trị thành hành động thực tiễn, tạo động lực cho doanh nghiệp và toàn xã hội tham gia phát triển kinh tế xanh. Trong đó, thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá, và nguồn nhân lực xanh có vai trò then chốt" – Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu.

Thứ trưởng đề nghị, Hội thảo tập trung thảo luận vào 6 vấn đề chính, tập trung vào những nội dung đề xuất cơ chế pháp lý và chính sách đủ mạnh nhằm đảm bảo cộng đồng; Trang bị kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng; Nâng cao tri thức bản địa và văn hóa cộng đồng lồng ghép một cách thực chất vào các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; Đề xuất mô hình đồng quản lý hiệu quả, trong đó cộng đồng địa phương thực sự trở thành chủ thể trung tâm; Sáng tạo trong quản lý, đặc biệt là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số và các nền tảng thông minh; Hợp tác quốc tế.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm từ góc độ quản lý nhà nước, sở hữu di sản trong việc phát huy giá trị di sản thế giới phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của người dân. Cùng với đó, Giám đốc Trung tâm Di sản thể giới Lazare Eloundou Assomo giải đáp một số vấn đề mà các đại biểu đặt ra, tư vấn về chuyên môn công tác bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới trong phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng và chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế.

Hội thảo đã rút ra một số kiến nghị, đề xuất cho công tác quản lý di sản trong thời gian tới, bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý trong quản lý di sản; Tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức và vai trò, sự tham gia của cộng đồng vì đây chính là chủ sở hữu di sản; Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển du lịch bền vững; Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản; Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý di sản và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản..

Kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định Hội thảo đã đạt được những sự thành công. Những ý kiến đóng góp tại Hội thảo sẽ là dữ liệu để tiếp thu, điều chỉnh trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Thứ trưởng nhấn mạnh, thành công của Việt Nam trong vai trò thành viên UNESCO thời gian qua thể hiện qua nhưng sự tích cực, chủ động thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Di sản, ban hành kịp thời các chính sách.... Đồng thời, các chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ tới trụ sở UNESCO đã khẳng định quyết tâm trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Việt Nam.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cũng nêu rõ, yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản là tiếp cận cộng đồng: "Sự tham gia của cộng đồng góp phần tạo nên thành công và là một trong những yếu tố ưu tiên, gắn bó hữu cơ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Do vậy, cần có sự thể hiện trong hành động, triển khai các kế hoạch cụ thể".

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới đây, các địa điểm di sản sẽ luân phiên tổ chức các hội nghị trao đổi, nhằm đánh giá sát nhất đặc điểm, đặc trưng cộng đồng mỗi khu vực, từ đó, đưa ra các phương án sát nhất trong công tác bảo tồn di sản.

Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-san-the-gioi-day-manh-vai-tro-gia-tri-di-san-van-hoa-va-thien-nhien-the-gioi-trong-chien-luoc-phat-trien-ben-vung-20250521110845112.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm