• Nỗ lực kết nối, phát triển thương mại, du lịch
  • Hấp dẫn trải nghiệm du lịch xuyên rừng
  • Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu
  • Các tỉnh ĐBSCL sau hợp nhất: Cần tái cấu trúc sản phẩm du lịch 

Trong đó, tỉnh Cà Mau có 6 điểm du lịch được tái công nhận gồm: Quảng trường Hùng Vương, Khu nhà công tử Bạc Liêu, Khách sạn Sài Gòn - Bạc Liêu, Khu điện gió Bạc Liêu, Quán âm Phật Đài và Khu du lịch Nhà Mát. Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 12 điểm du lịch tiêu biểu khu vực.

Ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, trao quyết định công nhận, tái công nhận điểm du lịch tiêu biểu năm 2025 cho các đơn vị.

Đây là hoạt động nằm trong buổi họp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960-9/7/2025). Sự kiện không chỉ là dịp ôn lại chặng đường 65 năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam mà còn nhằm tôn vinh các tập thể, điểm đến tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao hình ảnh, chất lượng và sức cạnh tranh của du lịch vùng.

Bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đánh giá cao sự nỗ lực, phát triển của du lịch ĐBSCL.

Các đại biểu đã đánh giá những kết quả nổi bật mà ngành du lịch khu vực ĐBSCL đạt được trong 6 tháng đầu năm. Toàn vùng đón khoảng 35,2 triệu lượt khách, tăng 17 % so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, có hơn 2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 54 %. Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt gần 53.881 tỷ đồng, tăng 54,5 % đã cho thấy sự phục hồi và phát triển tích cực của ngành du lịch khu vực sau đại dịch và những thách thức về biến đổi khí hậu. Đặc biệt, mạng lưới điểm du lịch tiêu biểu không ngừng được mở rộng, từ 9 điểm ban đầu được công nhận (giai đoạn 2009-2011), đến tháng 6/2025 đã tăng lên 63 điểm.

Hiệp hội Du lịch ĐBSCL khen thưởng các tập thể, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động của địa phương và Hiệp hội năm 2025.

Phát biểu tại buổi họp mặt, bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhấn mạnh, với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác, du lịch vùng cần tập trung nghiên cứu, lựa chọn thị trường trọng điểm; đa dạng hoá hoạt động xúc tiến, quảng bá; ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số. Đồng thời, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch mới, làm mới sản phẩm hiện có; phát triển các điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng. Đồng thời, định vị lại các sản phẩm đặc trưng, tua tuyến du lịch sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Cà Mau trưng bày, quảng bá sản phẩm du lịch tại buổi họp mặt.

Dịp này, Hiệp hội trao tặng giấy khen cho 30 điểm du lịch, các tập thể, cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương và Hiệp hội Du lịch năm 2025.

Hữu Thọ

 

Nguồn: https://baocamau.vn/ca-mau-co-6-diem-den-duoc-tai-cong-nhan-diem-du-lich-tieu-bieu-khu-vuc--a114487.html