Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ca sĩ, nghệ sĩ “đau đầu” vì AI

(NLĐO) - AI có thể nhái giọng hát, phong cách biểu diễn khiến nghệ sĩ bị ảnh hưởng về cả danh tiếng lẫn quyền lợi.

Người Lao ĐộngNgười Lao Động25/04/2025

Ngày 25-4, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, Hội Sở hữu trí tuệ TP HCM Và Trường Cao đẳng Kinh tế TP HCM tổ chức hội thảo “Sở hữu trí tuệ (AI) và âm nhạc - Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”

Ông Tào Minh Hùng, đại diện Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI), cho rằng AI đang mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành âm nhạc - từ sáng tác, sản xuất, hòa âm, phối khí đến phát hành và marketing.

Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ này là nguy cơ lạm dụng ngày càng phổ biến. Nhiều mô hình AI được huấn luyện trên các tác phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà không có sự cho phép của chủ sở hữu, khiến quyền lợi của nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất bị xâm phạm.

Đáng lo ngại hơn, AI còn có thể nhái giọng hát, phong cách biểu diễn của nghệ sĩ, dẫn đến tình trạng nghệ sĩ bị thiệt thòi về cả danh tiếng lẫn quyền lợi. Giới nghệ sĩ, nhạc sĩ rất "đau đầu" vì chuyện này.

IFPI khẳng định ngành âm nhạc không chống lại xu hướng phát triển AI mà ủng hộ ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sáng tạo nhưng phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

"Để phát triển hài hòa, các bên liên quan cần đảm bảo AI được ứng dụng đúng cách. IFPI kiến nghị các nhà phát triển AI phải tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu trí tuệ, không sử dụng tác phẩm, giọng nói, hình ảnh, tên tuổi nghệ sĩ cho mục đích huấn luyện AI nếu chưa được phép.

Ngoài ra, cần có cơ chế minh bạch lưu trữ dữ liệu và công khai nguồn sử dụng trong chuỗi phát triển AI, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho nghệ sĩ và chủ sở hữu nội dung" - ông Hùng nói.

Ca sĩ, nghệ sĩ “đau đầu” vì AI- Ảnh 1.

Ông Tào Minh Hùng phát biểu tại hội thảo

Ông Phan Vũ Tuấn - Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP HCM - cho biết hiện nay, các lĩnh vực như AI, blockchain vẫn chưa có quy định và biện pháp quản lý rõ ràng.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, bản quyền âm nhạc được xem là một loại tài sản số rất dễ bị xâm phạm. Do đó, cần có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn, đặc biệt khi AI bị lạm dụng để vi phạm bản quyền.

Theo ông Tuấn, mỗi năm, văn phòng của ông phối hợp xử lý hơn 10 triệu đường link và gỡ bỏ hơn 4.000 website vi phạm. Tuy nhiên, để ngăn chặn hiệu quả các hành vi này, không chỉ cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng mà còn cần người dân nâng cao ý thức, không tiếp tay tiêu thụ các sản phẩm vi phạm bản quyền.

Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số.

Nguồn: https://nld.com.vn/ca-si-nghe-si-dau-dau-vi-ai-196250425163329577.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Về với đại ngàn
Chênh vênh Sa Mù
Trào lưu đến Mộc Châu chụp ảnh mùa hoa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm