Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chuyển hướng khai thác kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Trong thời đại số hóa hiện nay, dữ liệu được coi là nguồn tài nguyên quý giá mà các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hướng đến khai thác như một ngành kinh tế dữ liệu. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Dũng chuyên gia độc lập về chuyển đổi số xung quanh vấn đề này.

Tạp chí Doanh NghiệpTạp chí Doanh Nghiệp08/05/2025

Ông đánh giá thế nào về kinh tế dữ liệu tại Việt Nam trong thời gian qua? Liệu Việt Nam đã hình thành nền kinh tế dữ liệu chưa, thưa ông?

Trong những năm gần đây, kinh tế dữ liệu đã trở thành một xu hướng tăng trưởng quan trọng tại Việt Nam. Dữ liệu đang được sừ dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục và giao thông. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc hình thành nền kinh tế dữ liệu đúng nghĩa.

Chú thích ảnh

Ông Nguyễn Đức Dũng, chuyên gia độc lập về chuyển đổi số.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức rõ hơn về giá trị của dữ liệu, nhưng chưa khai thác hiệu quả. Phần lớn dữ liệu đang được thu thập theo kiểu rời rạc, chưa có hệ thống, dẫn đến việc chưa tối ưu trong việc tận dụng dữ liệu để sinh lợi nhuận hoặc phát triển dịch vụ.

Ông có thể chia sẻ về sự chuyển dịch từ kinh tế truyền thống sang kinh tế dữ liệu đang diễn ra như thế nào?

Sự phát triển của công nghệ số vào những năm 1990 - 2000 đã tạo ra một sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế kỹ thuật số. Doanh nghiệp bắt đầu thu thập và phân tích nhiều dữ liệu hơn về khách hàng, sản phẩm, hoạt động vận hành để tối ưu hiệu quả kinh doanh và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, dữ liệu chủ yếu chỉ đóng vai trò hỗ trợ, chưa trở thành một nguồn tài nguyên cốt lõi của nền kinh tế.

Theo thời gian, việc tạo ra dữ liệu ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng thách thức đặt ra là không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. Đây là lý do vì sao nền kinh tế dữ liệu dần hình thành, trong đó dữ liệu không chỉ là công cụ hỗ trợ, mà còn được trao đổi như một loại tài sản có giá trị.

Vậy bản chất của nền kinh tế dữ liệu là gì, thưa ông?

Bản chất của nền kinh tế dữ liệu nằm ở việc chia sẻ và khai thác dữ liệu trên các nền tảng số để tạo ra giá trị mới. Nó không chỉ là một lĩnh vực kinh tế riêng biệt, mà là một sự chuyển dịch toàn cầu, trong đó dữ liệu đóng vai trò là nguồn tài nguyên quan trọng ngang hàng với tài chính, lao động và công nghệ.

Nền kinh tế dữ liệu bao gồm các yếu tố cốt lõi như chia sẻ dữ liệu trong hệ sinh thái doanh nghiệp và tổ chức, giúp tối ưu hóa quy trình, tăng năng suất và phát triển các mô hình kinh doanh mới. Để phát triển kỹ năng và công nghệ khai thác dữ liệu, nguồn nhân lực cần được trang bị kiến thức về phân tích và quản lý dữ liệu. Bên cạnh đó, cấu trúc tổ chức và quản trị dữ liệu phải chặt chẽ để đảm bảo việc khai thác dữ liệu hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp lý.

Việc ứng dụng dữ liệu hiện nay ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực như tài chính, y tế, thương mại điện tử, sản xuất thông minh… và đã chứng minh rằng dữ liệu có thể trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Để khai thác kinh tế dữ liệu hiệu quả, Việt Nam cần làm gì, thưa ông?

Việt Nam cần tập trung vào 3 yếu tố chính:Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng pháp lý với việc hoàn thiện các quy định về quyền thu thập, sở hữu, chia sẻ và bảo vệ dữ liệu. Hệ thống luật pháp cần rõ ràng để đảm bảo môi trường minh bạch và ăn khớp với quốc tế.

Nâng cao nhận thức và trình độ đào tạo nhân lực có kỹ năng khai thác và phân tích dữ liệu, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành. Hiện nay, Việt Nam vẫn còn thiếu các chuyên gia phân tích dữ liệu.

Thúc đẩy chia sẻ dữ liệu khi xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia, tăng cường sự liên kết giữa các bộ, ngành,doanh nghiệp trong việc chia sẻ và khai thác dữ liệu. Đặc biệt, việc chia sẻ thông tin từ các nền tảng bán hàng, giao dịch của doanh nghiệp nước ngoài với cơ quan quản lý trong nước để phục vụ công tác quản trị dữ liệu.

Thực tế thời gian qua, nhiều nền tảng đã khai thác dữ liệu người dùng Việt Nam qua các chương trình giải trí, mạng xã hội để dùng AI cá nhân hoá nội dung. Theo ông, cần làm gì để bảo vệ dữ liệu này?

Cách tốt nhất để bảo vệ dữ liệu là hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cần ban hành và thực thi nghiêm ngặt các quy định liên quan đến quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Các nền tảng thu thập và sử dụng dữ liệu cần có sự minh bạch, đảm bảo người dùng được biết dữ liệu của họ được sử dụng như thế nào.

Mặt khác, cần tăng cường năng lực giám sát và chế tài kết hợp với việc cơ quan quản lý xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ, xử phạt nghiêm minh các vi phạm liên quan đến lạm dụng dữ liệu cá nhân; đồng thời, nâng cao nhận thức của người dùng khi được trang bị kiến thức về bảo mật thông tin cá nhân, chủ động kiểm soát,lựa chọn các dịch vụ có chính sách bảo vệ dữ liệu minh bạch và phát triển các giải pháp công nghệ như mã hóa dữ liệu, xác thực nhiều lớp, giúp giảm thiểu nguy cơ rò rỉ dữ liệu.

Dữ liệu thực sự hiệu quả khi được liên thông. Theo ông, Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy việc này?

Để dữ liệu thực sự mang lại hiệu quả, cần có sự liên thông giữa các hệ thống, lĩnh vực và tổ chức. Điều này đòi hỏi thiết lập tiêu chuẩn dữ liệu chung gồm có bộ tiêu chuẩn về định dạng và quản lý dữ liệu thống nhất giữa các ngành, giúp quá trình chia sẻ và kết nối dữ liệu được thuận lợi hơn.

Ngoài ra, việc thúc đẩy hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ tham gia phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, khuyến khích sự liên kết giữa khu vực công và tư trong khai thác dữ liệu. Thực tế này không chỉ giúp Việt Nam tận dụng được tài nguyên dữ liệu phong phú, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo TTXVN

Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/chuyen-huong-khai-thac-kinh-te-du-lieu-tai-viet-nam/20250508071341865


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Ngắm non xanh nước biếc Cao Bằng
Cận cảnh con đường đi bộ xuyên biển 'thoắt ẩn thoắt hiện' tại Bình Định
Tp. Hồ Chí Minh đang vươn mình thành một "siêu đô thị" hiện đại
Tái hiện trận chiến huyền thoại: Bức tranh Panorama Điện Biên Phủ độc nhất Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm