Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phát hiện 9 bộ hài cốt, an táng theo tư thế ngồi bó gối dưới lòng đất tại Quỳnh Văn

(PLVN) -Ngày 22/4, thông tin từ Sở VHTT&DL Nghệ An, Sở cùng với các nhà chuyên gia, khảo cổ học đã phát hiện 9 bộ hài cốt được an táng theo tư thế bó gối ở độ sâu 3m.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam22/04/2025

Bảo tàng Nghệ An phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), cùng các chuyên gia quốc tế đến từ Khoa Khảo cổ học và Nhân học, Đại học Quốc gia Úc, đã tiến hành khai quật khảo cổ học tại di chỉ Quỳnh Văn, thôn 6, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Những hiện vật được tìm dưới lòng đất với độ sâu hơn 3m

Những hiện vật được tìm dưới lòng đất với độ sâu hơn 3m

Sau khoảng hơn một tháng tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật 2 hố với diện tích 18m2, bước đầu đã phát hiện nhiều hiện vật bằng đá, bằng xương như: rìu, mảnh tước, chày nghiền, bếp...

Đặc biệt, tại hố khai quật số 2, bước đầu các nhà khảo cổ đã phát hiện 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn nằm dưới độ sâu 3m so mặt đất. Các di cốt này phần lớn được táng theo tư thế bó gối đặc trưng của văn hóa Quỳnh Văn và được phân bố tương đối dày, mỗi di cốt chỉ cách nhau khoảng 50cm.

Trong đó, có 3 di cốt được xếp chồng lên nhau và được ngăn cách bởi một lớp đất mỏng, xung quanh là các lớp vỏ nhuyễn thể. Một số mộ táng phát hiện đồ trang sức bằng vỏ sò, vỏ ốc biển.

Một số hiện vật tìm thấy trong thời gian khai thác

Một số hiện vật tìm thấy trong thời gian khai thác

Theo các chuyên gia, sau đợt khai quật, toàn bộ mẫu di cốt và hiện vật sẽ được đưa đi kiểm định bằng phương pháp phóng xạ C14 nhằm xác định niên đại chính xác và nghiên cứu sâu hơn về đời sống cư dân cổ. Dự kiến kết quả sẽ được công bố trong thời gian tới.

Văn hóa Quỳnh Văn thuộc hậu kỳ thời đại đá mới, niên đại mở đầu vào khoảng 6.000 năm và kết thúc vào khoảng 4.000 năm cách ngày nay, phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh; thuộc loại hình di tích cồn sò điệp, có độ dày 5 đến 6m, diện tích rộng, cách biển khoảng 1 đến 10km.

Văn hóa Quỳnh Văn được phát hiện lần đầu bởi các học giả Pháp vào thập niên 1930 tại khu vực Cầu Giát.

Qua nhiều đợt khảo sát và khai quật vào các năm 1963, 1976 và 1979, đã xác định được 21 địa điểm liên quan đến văn hóa này, phần lớn tập trung tại huyện Quỳnh Lưu.

Các dấu tích cư trú bao gồm bếp, hố đất, mộ táng, công cụ đá, đồ xương, mảnh gốm và nhiều vỏ nhuyễn thể cho thấy lối sống gắn liền với biển và hoạt động săn bắt, hái lượm của cư dân thời tiền sử.

Những hiện vật thu được sẽ lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Nghệ An, bổ sung nguồn tư liệu quý phục vụ công tác giáo dục, nghiên cứu và quảng bá di sản văn hóa địa phương.

Nguồn: https://baophapluat.vn/phat-hien-9-bo-hai-cot-an-tang-theo-tu-the-ngoi-bo-goi-duoi-long-dat-tai-quynh-van-post546273.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Vì sao Kiên Giang lọt tốp ‘điểm đến thân thân thiện nhất thế giới’
Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm