Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thời điểm bùng nổ của ngành công nghệ cao tại Việt Nam

Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trong ngành công nghệ toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn.

Báo Lao ĐộngBáo Lao Động06/04/2025


Thời điểm bùng nổ của ngành công nghệ cao tại Việt Nam

Việt Nam đang ngày càng được các công ty công nghệ lớn trên thế giới chú ý và đầu tư. Ảnh: Tạo bằng công cụ AI

Khả năng kết nối và hội nhập với chuỗi cung ứng toàn cầu

Với sự tham gia của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu và chính sách hỗ trợ quyết liệt từ Chính phủ, năm 2025 được kỳ vọng sẽ là thời điểm bùng nổ của ngành công nghệ cao tại Việt Nam. Không chỉ tạo động lực phát triển kinh tế, xu hướng này còn mở ra tương lai vững chắc cho đất nước trong kỷ nguyên công nghệ mới.

Một trong những yếu tố then chốt giúp Việt Nam thu hút sự quan tâm của các "ông lớn" công nghệ là khả năng kết nối sâu rộng với chuỗi cung ứng toàn cầu. Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025 vừa tổ chức tại Hà Nội là minh chứng rõ nét. Sự kiện quy tụ chuyên gia và lãnh đạo cấp cao từ các tập đoàn như: Google, NVIDIA, IBM, Meta, Intel, TSMC, Samsung… cho thấy Việt Nam đang chuyển mình từ một trung tâm sản xuất sang điểm đến công nghệ chiến lược của khu vực.

Nhu cầu toàn cầu về chip bán dẫn và công nghệ AI đang không ngừng gia tăng, mở ra cơ hội chiến lược cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào lĩnh vực này. Những bước đi chủ động gần đây cho thấy Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế, chuyển mình từ một quốc gia
gia công sang một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu

Phát biểu tại sự kiện AISC, TS Christopher Nguyễn - nhà sáng lập Aitomatic - cho rằng, những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển AI và bán dẫn đang cho thấy hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế dịch chuyển của chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu.

Bên cạnh sự kiện AISC, việc các tập đoàn lớn như NVIDIA cam kết đầu tư hàng tỉ USD vào Việt Nam cho thấy tiềm năng thực sự của thị trường này. NVIDIA, với kế hoạch xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI cùng Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam, đang đặt niềm tin vào khả năng phát triển lâu dài của đất nước. Không chỉ NVIDIA, hàng loạt tập đoàn khác như Qualcomm, LAM Research, Qorvo và AlChip cũng đang tích cực mở rộng đầu tư, góp phần hình thành một hệ sinh thái công nghệ ngày càng hoàn thiện.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đã đạt con số ấn tượng với 174 dự án và tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỉ USD. Đây là minh chứng rõ nét cho sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư công nghệ. Không chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn trong nước như Viettel và FPT cũng đang tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực này với các dự án thiết kế và sản xuất chip cho mạng 5G và các ứng dụng công nghệ cao khác.

Bên cạnh dòng vốn mạnh mẽ từ khu vực tư nhân, Chính phủ Việt Nam đang triển khai loạt chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy ngành công nghệ cao. Việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về công nghiệp bán dẫn và xây dựng chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn 2050 thể hiện rõ quyết tâm đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ quan trọng. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách thủ tục và nâng cấp hạ tầng đang tạo nền tảng vững chắc để thu hút đầu tư.

Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào nguồn nhân lực

Tuy nhiên, để thực sự trở thành một trung tâm công nghệ cao, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Dù chi phí lao động cạnh tranh là một lợi thế, nhưng trong ngành công nghệ cao, chất lượng nhân lực mới là yếu tố quyết định. Chính phủ và doanh nghiệp cần hợp tác để xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu, thu hút nhân tài và tạo điều kiện để đội ngũ kỹ sư Việt Nam có thể làm chủ các công nghệ tiên tiến.

Phát biểu tại diễn đàn "Việt Nam chủ động phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới", Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, mục tiêu bảo đảm phát triển nguồn nhân lực cho ngành Chíp bán dẫn, AI, trong đó có tích cực đào tạo 100.000 kỹ sư bán dẫn và AI những năm tới là thách thức lớn nhưng Việt Nam đang tập trung, có giải pháp đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng hơn, tập trung nghiên cứu cơ bản, đào tạo tiếng Anh, phổ cập tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai; đào tạo phân luồng hợp lý với tinh thần học tập suốt đời.

Laodong.vn

Nguồn:https://laodong.vn/cong-nghe/thoi-diem-bung-no-cua-nganh-cong-nghe-cao-tai-viet-nam-1486611.ldo


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Phim 'Địa đạo' đạt doanh thu không tưởng, vượt xa cơn sốt 'Đào, Phở và Piano'
Biển người đổ về Đền Hùng trước ngày chính lễ
Người dân xúc động đón đoàn tàu chở lực lượng tham gia lễ diễu binh từ miền Bắc vào Nam
Tầm cao trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm