Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phát minh ra các loại chữ viết

Chữ viết đầu tiên của loài người đã được phát minh như thế nào? Chữ tượng hình và chữ La-tinh ra đời từ bao giờ? Việt Nam có phải là nước duy nhất ở châu Á có chữ viết theo mẫu tự La-tinh? (Nguyễn Thị Hằng, Hải Châu, Đà Nẵng).

Báo Đà NẵngBáo Đà Nẵng24/05/2025

Một tấm đất sét có chữ hình nêm thuộc niên đại 3100 - 3000 TCN. Ảnh: ST
Một tấm đất sét có chữ hình nêm thuộc niên đại 3100 - 3000 TCN. Ảnh: ST

- Theo các nhà khảo cổ, chữ viết đầu tiên của loài người là chữ viết của dân tộc Sumer ở Babylon (vùng Lưỡng Hà, nằm giữa hai sông Tigrin và Euphrates, phía nam Iraq ngày nay) được phát minh vào cuối thiên niên kỷ IV, năm 3150, trước Công Nguyên (TCN), cách đây 5.175 năm.

Thoạt đầu, người Sumer phát minh ra loại chữ tượng hình (pictographic, giống như chữ Hán) nhưng chỉ dùng một thời gian vì loại chữ này bất tiện, khó nhớ, học chữ nào biết chữ đó. Họ sáng chế ra 18 ký hiệu thay cho 18 âm căn bản, rồi dùng các ký hiệu đó để ghi âm cho mọi tiếng khác. Các ký hiệu này trông giống như nêm cối (cunei) nên họ gọi loại chữ này là Cuneiform (chữ viết hình nêm).

Theo Báo Giáo dục và Thời đại (giaoducthoidai.vn), một trong 4 phát minh làm thay đổi thế giới của người Sumer chính là chữ viết. Theo đó, vào khoảng cuối thiên niên kỷ IV TCN, người Sumer đã có những khu vực định cư rộng lớn, kiên cố với tường cao hào sâu bảo vệ, xã hội cũng đã phân chia giai cấp với người đứng đầu là vua Sumer. Đời sống kinh tế phát triển thịnh vượng được cho là nguyên nhân chính thúc đẩy sự ra đời chữ viết của người Sumer. Bởi vì, trong môi trường buôn bán tấp nập và khoảng cách giao thương ngày một xa, rộng, các cư dân cần có thứ gì đó để làm tin và kết nối giao tiếp không giới hạn.

Những ký tự của chữ hình nêm đầu tiên chính là hình vẽ biểu trưng cho hàng hóa và con đường phân phối chúng. Ví dụ như hình vẽ tối giản động vật, ngũ cốc, người nhận hoặc địa điểm giao hàng… Từ đó chữ hình nêm càng phát triển mạnh và vượt ra khỏi mục đích thương mại. Cuối cùng, nó trở thành hệ thống chữ viết với lượng từ vựng gần như vô hạn và biến thành công cụ biểu đạt đắc lực trong nghệ thuật sáng tác thi ca của các thi nhân.

Sự xuất hiện loại chữ Cuneiform năm 3150 TCN trở thành một dấu mốc quan trọng của lịch sử nhân loại, bởi vì tất cả những gì xảy ra trước năm 3150 TCN đều được gọi là thời tiền sử (prehistoric). Những người viết sử Sumer là những người viết sử đầu tiên trên thế giới.

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, trong nhiều thế kỷ TCN, chữ Cuneiform và ngôn ngữ Sumerian trở thành ngôn ngữ giao dịch trong toàn vùng Trung Đông và Cận Đông, nền văn hóa của dân tộc Sumer được nhiều dân tộc quanh vùng theo.

Đến đời nhà Thang (1700 TCN), người Trung Hoa phát minh ra chữ viết tượng hình hình tròn, sau đó được đổi sang hình vuông và được hoàn chỉnh (thành chữ viết thông dụng ngày nay) trong thời nhà Hán (206 TCN - 220 sau CN), do đó được gọi là chữ Hán (Hán tự).

Năm 1600 TCN, người Hy Lạp phát minh ra một hệ thống ký hiệu ghi âm. Một thế kỷ sau, vào năm 1500 TCN, người La-tinh (tức người La Mã cổ) mô phỏng ký hiệu ghi âm của Hy Lạp để sáng chế ra mẫu tự A, B, C, D,… (ta gọi là mẫu tự La-tinh).

Chữ quốc ngữ Việt Nam không phải là chữ duy nhất “La-tinh hóa” tại châu Á. Chữ Malaysia và Indonesia cũng được La-tinh hóa trong thời kỳ thuộc địa. Tiếng Tagalog là một trong 168 ngôn ngữ của người Philipinnes đã được La-tinh hóa. Điều đáng chú ý là các chữ quốc ngữ La-tinh hóa của Malaysia, Indonesia và Tagalog đều không có dấu giọng như Quốc ngữ của Việt Nam.

ĐNCT

Nguồn: https://baodanang.vn/channel/5433/202505/phat-minh-ra-cac-loai-chu-viet-4006946/


Bình luận (0)

No data
No data

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm